Quản Lý Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Từ Vụ “Mạo Danh” Đối Tác, Nhìn Lại Công Tác Quản Lý Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ.

Từ thực tế các cuộc tranh chấp bảo hiểm trong thời gian qua, ông Trương Minh Cát Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn pháp lý bảo hiểm TILA cho rằng, ngoài những đại lý bảo hiểm tâm huyết, trách nhiệm với nghề, vẫn còn số đông đại lý bảo hiểm nhân thọ, bất kể là đại lý cá nhân hay tổ chức, kể cả bán qua kênh ngân hàng (bancassurance) đều hoạt động theo tư duy ngắn hạn, chộp giật và khó kiểm soát. Nguyên nhân chính là do áp lực doanh số bảo hiểm, áp lực tuyển dụng đại lý mới, trong khi nhiều công ty bảo hiểm lơ là với công tác đào tạo.

Còn đại lý bảo hiểm cá nhân Hồ Thị Ngọc Như cho biết, khó có một con số thống kê chính xác về số lượng đại lý bảo hiểm vừa có tâm, vừa có tầm, nhưng ước tính chỉ đạt tỷ lệ khoảng 10 – 15% trên tổng số đại lý hiện nay. Ðáng chú ý, theo ông Trương Minh Cát Nguyên, việc kiểm soát nguồn nhân sự đại lý bảo hiểm gần như bỏ ngỏ. “Gần như không có cơ quan nào kiểm tra hay xử phạt đội ngũ này. Việc xử phạt mới chỉ dừng ở xử lý nội bộ, cao nhất là chấm dứt hợp đồng, đưa vào danh sách đen của Hiệp hội Bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm thực hiện, nhưng hầu như không được công khai chi tiết hành vi vi phạm, hay danh tính cụ thể”, ông Nguyên nói. Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Ðán nhận xét, thời gian bị “treo giò” ở danh sách đen là 3 năm. Tuy nhiên, nếu thôi làm đại lý thì các đối tượng thuộc danh sách đen vẫn có “cửa” làm cộng tác viên, tiếp tục hoạt động trên thị trường bảo hiểm. “Ðại lý bảo hiểm giúp cân bằng một phần thế yếu của khách hàng với công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu đại lý chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không hoàn thành trách nhiệm tư vấn thì khách hàng lãnh đủ”, ông Ðán nói và đề xuất, pháp luật cần quy định rõ đại lý bảo hiểm là ai, đại lý phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ và chỉ có đại lý mới được tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Ðồng thời, cần hướng tới việc thành lập Hiệp hội Quản lý đại lý bảo hiểm, hoạt động tách rời khỏi cơ quan quản lý lẫn Hiệp hội Bảo hiểm, nhằm quản lý đội ngũ này cũng như bảo vệ khách hàng, vì thị trường bảo hiểm bền vững. “Hiện có hơn 600.000 đại lý đang hoạt động nhưng chưa có một tổ chức nghề nghiệp nào quản lý, khiến nhiều hành vi xấu không có cơ hội phản biện hoặc đấu tranh. Nếu có các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp thì các tổ chức này hoàn toàn có quyền xử lý hay phối hợp xử lý, hoặc bảo vệ quyền lợi cho các đại lý khi có những tranh chấp với doanh nghiệp bảo hiểm”, ông Nguyên nói. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ có kênh phân phối đa dạng (đại lý độc lập, ngân hàng, bưu điện, tổng đại lý, đại lý tổ chức – môi giới…) đi kèm với các chính sách hoa hồng, tưởng thưởng khác nhau, cùng với cách thức quảng bá hình ảnh theo nhiều hình thức của các đại lý, các thành viên kinh doanh. Vấn đề không phải là khách hàng của các đại lý độc lập hay thành viên của các tổ chức môi giới thì được tư vấn tốt hơn, mà cái chính là người khách hàng đó có may mắn gặp được một người tư vấn giỏi và có tâm hay không. Do đó, năng lực hoạt động của đại lý bảo hiểm chiếm vai trò quan trọng. “Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nên kiểm tra tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm 2 năm đầu tiên tại từng công ty bảo hiểm và buộc từng công ty phải công bố công khai hàng năm. Bản thân các công ty bảo hiểm cũng phải tự giám sát tỷ lệ này. Từ đó, các đại lý bảo hiểm làm ăn thiếu đàng hoàng hay còn gọi là “game thủ” sẽ không có “đất sống”, chị Như kiến nghị. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã có công văn gửi các công ty bảo hiểm yêu cầu phải có biện pháp kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nhân viên, đại lý, tổng đại lý của mình sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm đúng mục đích và nội dung được uỷ quyền. Ngoài ra, công ty bảo hiểm cần gửi đánh giá về hoạt động của các đại lý tổ chức, đề xuất kiến nghị việc quản lý, hợp tác với đối tượng này về Hiệp hội để tổng hợp và có những khuyến cáo chung cho các doanh nghiệp hội viên cũng như đề xuất với cơ quan quản lý.

7 Bí Mật Nghề Đại Lý Bảo Hiểm Nhân Thọ

7 Bí mật nghề Đại lý Bảo hiểm nhân thọ, đó là:

Không phải làm thuê.

Không có lương cứng.

Nhưng, Thu nhập lại ổn định.

Cơ hội… quá nhiều.

Được hoàn thiện bản thân.

Được tôn vinh xứng đáng.

Nhưng… Không dành cho tất cả mọi người.

Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ: Không phải làm thuê

Nghe lạ tai nhỉ? Nhưng đó là sự thực 100%.

Người đại lý bảo hiểm có 3 CHỮ TỰ mà ít ngành nghề có được, đó là TỰ DO THỂ HIỆN CÁ TÍNH – TỰ CHỦ THỜI GIAN – TỰ QUYẾT ĐỊNH THU NHẬP:

Tự do thể hiện cá tính: Bạn cứ là bạn thôi. Bạn không cần sống để làm hài lòng người khác.

Tự chủ thời gian: Bạn tự quyết định thời gian làm việc của mình. Không cần xin phép để được nghỉ ốm…

Tự quyết định thu nhập: Thu nhập không giới hạn theo kết quả kinh doanh thực tế, kể cả lương cao hơn Giám đốc vẫn OK.

Nếu họ nói sai? Bạn có quyền không nghe theo, không làm theo vì công ty mới là người trả lương, bạn chỉ cần chấp hành theo nội quy công ty là được!

Hay ở chỗ đó! Làm đại lý bảo hiểm cứ hiên ngang mà bước, không cần KHÚM NÚM – CÚI ĐẦU trước bất kỳ ai!

Thứ hai: Không có lương cứng

Không có lương cứng là ưu điểm thứ hai của nghề này. Nếu có lương cứng nghĩa là bạn vẫn đang đi làm thuê, vẫn phải làm 8h/ ngày và điểm danh…

Lương cứng phù hợp với những ai thích mức lương cố định, không giảm, không tăng hoặc tăng được 1 ít ít càng tốt. Những người này tôi gọi là AN PHẬN.

Công việc Đại lý bảo hiểm đặc biệt KHÔNG PHÙ HỢP với những ai thích an phận, đó là sự thật!

Nhiều người bỏ ra hàng trăm triệu mới xin nổi 1 công việc lương cứng 2-4 triệu/ tháng. Thêm 1 vài khoản hỗ trợ là đã thấy rất Ưng ý rồi.

Vậy tại sao lại đòi hỏi làm Đại lý bảo hiểm không phải bỏ ra 1 xu nào nhưng cũng phải có lương cứng như các công việc khác? Sao vô lý thế?

Suy cho cùng, mỗi chúng ta đều phải bán 1 thứ gì đó đổi lấy tiền, đó là Thời gian + Trí tuệ + Sức khỏe. Nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ giúp bạn BÁN ĐƯỢC GIÁ NHẤT.

Nếu bạn muốn 1 CV được trả công xứng đáng, không giới hạn theo kết quả của bạn – Đại lý bảo hiểm là công việc phù hợp với bạn!

Thứ ba: Nhưng… Thu nhập lại ổn định

Có vẻ không hợp lý cho lắm? Tại sao không có lương cứng mà lại nói là thu nhập ổn định?

Các công ty bảo hiểm đều có Memo tính thu nhập, thù lao và được Bộ tài chính phê duyệt trước khi chuyển về tay các nhân viên công ty. Các khoản thu nhập người đại lý bảo hiểm được hưởng là Hoa hồng đại lý, các khoản thưởng Đại lý khác.

Hàng tháng công ty bảo hiểm tính thu nhập dựa trên kết quả kinh doanh thực tế (phí bảo hiểm) & công thức tính thu nhập áp dụng cho đại lý đó để trả lương. Không có bất cứ GIỚI HẠN TRÊN nào, ngay cả khi thu nhập mỗi tháng của Đại lý là 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, công việc người tư vấn – Đại lý bảo hiểm còn được hưởng mức thuế thu nhập cá nhân thấp (chỉ 5%), đây được coi là những chính sách ưu đãi của chính phủ dành cho công việc này.

Bạn luôn được trả lương và thưởng đúng hạn. Các chế độ đãi ngộ đều thể hiện rõ ràng tại Hợp đồng Đại lý, Các memo thi đua, Chế độ thưởng & thu nhập của công ty.

Thứ tư: Cơ hội… quá nhiều

Theo thống kê của Cục quản lý giám sát bảo hiểm thì cho tới hết năm 2016, tỉ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam chỉ có 8%. Nghĩa là: Cứ 100 người thì mới chỉ có 8 người đã mua bảo hiểm nhân thọ, còn 92% còn lại là chưa có bảo hiểm nhân thọ.

Một điều nữa cần chú ý: Bất kỳ ai nếu đã hiểu & cảm thấy cần thì họ sẽ mua bảo hiểm nhân thọ. Điều quan trọng là người ĐL bảo hiểm có giúp khách hàng hiểu và cần hay không mà thôi.

Jack Ma có câu: “Ở đâu có phàn nàn, ở đó có cơ hội”. Khách hàng ghét bảo hiểm, khinh thường người đại lý chủ yếu là do họ chưa hiểu rõ về bảo hiểm, cộng thêm những đại lý yếu kém làm mất lòng tin từ họ.

Thứ năm: Được hoàn thiện bản thân mà không phải bỏ tiền

Bạn có muốn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp?

Bạn muốn được đào tạo kỹ năng bán hàng?

Bạn muốn vượt qua chính mình để đứng trước đám đông?

Bạn muốn tự tin diễn thuyết trước nhiều người?

Bạn muốn từng bước, từng bước đạt “Đỉnh” của cuộc đời?

Bạn có thể học & có cơ hội thực hành, rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao mà không cần bỏ 1 xu học phí. Chỉ cần chứng minh được rằng: Bạn có trí tuệ và có năng lực!

Thứ sáu: Được tôn vinh xứng đáng

Bạn đang là chủ doanh nghiệp?

Bạn đang là trưởng phòng?

Bạn đang là 1 nhân viên cốt cán, cần mẫn nhiều năm?

Trong 1 năm, bạn được bao nhiêu lần vinh danh? Bao nhiêu lần bạn được người khác ghi nhận những thành quả mà bạn vất vả gây dựng? Bao nhiêu lần bạn được sự tán thưởng và ghi nhận từ những người xung quanh?…

Ít, ít lắm bạn ạ. Tôi đã từng trải qua nên tôi hiểu cảm giác của bạn, khi những gì bạn chờ đợi và mong muốn LUÔN LỚN HƠN những gì bạn nhận được.

Ở các công ty bảo hiểm, bạn hoàn toàn có thể được ghi danh và tưởng thưởng xứng đáng:

Khi bạn có kết quả kinh doanh xuất sắc.

Khi bạn có đội nhóm có năng suất và kết quả đáng ngưỡng mộ.

Khi bạn có những sáng kiến giúp cải thiện hiệu suất làm việc của mọi người.

Khi bạn đạt các chương trình thi đua.

Khi bạn đạt các danh hiệu cao quý trong nghề bảo hiểm

Không ai giới hạn bạn nếu bạn thực sự có khả năng. Cũng không ai gièm pha, đố kỵ, nói xấu sau lưng – bởi nghề này là như vậy.

Cuối cùng… không dành cho tất cả mọi người

Đó là sự thực. Nhiều người Việt nghĩ rằng nghề này dễ, ai cũng làm được… SAI LẦM TO.

Ở các nước phát triển, người xin việc phải tự bỏ tiền túi để đi học các trung tâm đào tạo chứng chỉ bảo hiểm với mức phí dao động từ 500$ – 800$.

Sau khi tốt nghiệp và có chứng chỉ, người đó mới được phép nộp hồ sơ xin việc vào các công ty bảo hiểm nhân thọ. ( Xem ví dụ)

Một quốc gia điển hình ở Châu Á là Singapore, số tiền cần bỏ ra để học xong 1 khóa cấp chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ là 750$/ người. Còn ở Việt Nam?

Các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam vẫn đang tự bỏ tiền túi để đào tạo các lớp học chứng chỉ, sau khi thi đỗ kỳ thi Bộ tài chính (chi phí thi cũng được công ty bảo hiểm trả luôn) thì người ứng viên được chính thức công nhận là đại lý.

Nghĩa là, để làm tư vấn bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là hoàn toàn miễn phí. Chính yếu tố này làm cho mọi người xem nhẹ công việc tư vấn bảo hiểm – một trong top 100 công việc tốt nhất thế kỷ 21.

Tôi mong rằng, chỉ 2 năm nữa thôi, những người muốn đi làm bảo hiểm phải tự bỏ tiền túi ra để chi trả các khoản tiền học + lệ phí thi để nâng chất lượng đầu vào. Thải loại các tư vấn bảo hiểm yếu chuyên môn.

Nhóm đầu tiên, những người sống an phận

Có 2 nhóm người KHÔNG THỂ LÀM công việc Đại lý Bảo hiểm Nhân thọ, đó là:

Đó là những cá nhân sẵn sàng làm việc 8h/ ngày, liên tục trong 35-40 năm để về hưu và nhận mức lương hưu tối đa là 75% lương đóng bảo hiểm xã hội.

(Là những người tôi đã nói phía trên)

Thu nhập hiện tại mỗi tháng chỉ 4-5 triệu, chi không dám chi, tiêu không dám tiêu nhưng vẫn hài lòng, cảm thấy RẤT ỔN và không cần thay đổi.

Để có mức thu nhập “ổn định” này, nhiều người thậm chí phải bỏ ra vài trăm triệu để chạy chọt xin việc. Để rồi, gần như cả cuộc đời không thể gỡ vốn!

Bởi vì, có câu nói: SỐNG AN PHẬN LÀ MỘT HÌNH THÁI THẤT BẠI CỦA CUỘC ĐỜI.

Nhóm thứ hai, những người lười biếng, lười học

Đó là những người chỉ thích “bánh vẽ”, thích giàu có, thành ông-nọ-bà-kia mà không muốn phải làm việc. Thích một đêm trở thành tỷ phú, triệu phú đô la…

Thì xin lỗi, bảo hiểm không phải nơi dành cho bạn!

Công việc tư vấn bảo hiểm yêu cầu sự KIÊN TRÌ – BỀN BỈ – NHẪN NẠI, và không thể thiếu được đó là SỰ CHĂM CHỈ.

Muốn thành công đường dài, ngoài 4 yếu tố kể trên thì bạn cần có KHẢ NĂNG TỰ HỌC & HỌC LIÊN TỤC, có như vậy mới giúp bạn trở thành Đại lý Bảo hiểm chuyên nghiệp!

Bạn không có những điều đó? Hãy tìm công việc khác.

Kết thúc bài viết, những gì tôi muốn chia sẻ với bạn về nghề Đại lý – tư vấn bảo hiểm nhân thọ chuyên nghiệp thì đã nói ở phía trên.

Tôi hi vọng và mong muốn rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong 3-5 năm tới sẽ phát triển. Từ nhận thức của người dân tới kỹ năng, chuyên môn của người đại lý tư vấn.

Và nếu vài năm nữa, mỗi người muốn làm bảo hiểm nhân thọ phải tự bỏ tiền ra để thi chứng chỉ bảo hiểm, tôi sẽ cảm thấy thực sự rất vui!

Hãy cho tôi biết ý kiến của bạn!

Nguồn bài viết: https://suthatbaohiem.com

Kinh Nghiệm Khi Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Lần Đầu

Có rất nhiều loại hình bảo hiểm có thể lựa chọn cho bạn và gia đình, nhưng thực sự bạn (những người cha, mẹ) đã biết lựa chọn loại hình bảo hiểm thích hợp nhất cho mình và cho con cái?. Bài viết này chia sẻ câu chuyện về kinh nghiệm khi mua bảo hiểm nhân thọ của nhà tôi. Có thể bạn sẽ thấy chính mình trong đó và những suy nghĩ sai lầm khi chọn bảo hiểm nhân thọ cho bạn và gia đình.

Sau “ngần ấy” năm mất liên lạc, cô bạn thời học phổ thông đột ngột xuất hiện trước cửa nhà với một túi quà to sau khi nghe tin vợ tôi mới sinh em bé. Hết dăm ba câu chuyện vồn vã, từ kỷ niệm thời 2 đứa còn học chung cho đến tương lai con cái, cô vui vẻ hỏi: “Vậy chứ bạn mua bảo hiểm cho nhóc chưa?”

Tôi nhớ, từ đầu năm tới lúc ấy, chắc cũng là lần thứ tư có người mời tôi mua bảo hiểm cho con. Đồng nghiệp của chị họ, bạn của vợ, cho đến một nhân viên bảo hiểm lạ hoắc không hiểu kiếm đâu ra số điện thoại di động của tôi… Mẹ tôi nói “hay mua đại của một trong số những người quen cho xong, khỏi bị chào mời nữa”. Ý thức được bảo hiểm quan trọng nên vợ chồng tôi cũng đã dự trù một khoản dư trong thu nhập để mua bảo hiểm nhân thọ rồi. Vấn đề gây nhức đầu là nên mua sản phẩm nào của công ty nào?

Mấy thằng bạn hồi nhỏ giờ ở Mỹ, Úc bảo: “bên này, những người muốn mua bảo hiểm có thể tìm đến các insurance broker (môi giới bảo hiểm), thay vì insurance agent (đại lý bảo hiểm). Các broker là người trung gian giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm, không phải là nhân viên của bất cứ hãng bảo hiểm nào. Nắm được nhu cầu, khả năng tài chính và hoàn cảnh của từng khách hàng, broker sẽ tư vấn cho họ một gói bảo hiểm thích hợp nhất”.

Tôi thấy mình cần một nhà tư vấn môi giới bảo hiểm chứ không phải các đại lý. Tôi lân la đi hỏi han những người quen đã mua bảo hiểm, lục lọi các trang web của các hãng bảo hiểm để so sánh, và chẳng mấy chốc, Tôi rơi vào muôn trùng vây các loại bảo hiểm và các kiểu tư vấn viên…

NHỮNG CÂU CHUYỆN “BI HÀI” CỦA “NGƯỜI MUA KẺ BÁN”

Một chị phụ huynh ở trường con của tôi kể. Chị mua cho hai đứa con hai bảo hiểm nhân thọ của một công ty, nhưng không nhớ nó là bảo hiểm gì, cũng không rành phạm vi bảo hiểm và các quyền lợi được hưởng. Chị nói: “tên nó loằng ngoằng lắm, an trí phát tài gì đó loạn hết lên, chị không nhớ nổi. Hồi trước mua của đứa em làm đại lý bảo hiểm, tới ngày đưa nó tiền đem nộp. Rồi thì nó nói đến khi đáo hạn (sau 15 năm) thì nhận lại được khoản tiền bằng này bằng kia vậy thôi”.

Bà sếp của tôi thì thổ lộ là một mình thằng con đang học lớp năm của chị có đến ba cái bảo hiểm nhân thọ của ba công ty khác nhau. Toàn mua vì cả nể người quen, giờ cứ tặc lưỡi đóng tiền mỗi năm. Có khi xót ruột quá huỷ bớt một hợp đồng, mất không ít tiền, tiếc quá nên tiếp tục è cổ mà đóng hai hợp đồng còn lại. Tính đi tính lại, với tình hình trượt giá kiểu này thì đến khi đáo hạn, lãnh được tiền thì có khi lỗ chứ chẳng lời lãi gì. Chị buông thõng: “Biết vậy tao lấy tiền đó đi mua vàng có lời hơn”.

Bà bác ruột về hưu được hai năm, có tài ăn nói nên đi làm đại lý bảo hiểm, tư vấn cho tôi rất nhiệt tình. Bà in cho tôi một xấp giấy, nói là bảng minh họa các khoản lời lãi sau mấy năm lãnh được bao nhiêu tiền. Bà liên tục nhấn mạnh “cứ mỗi năm lấy tiền lì xì đóng cho nó, tới năm 18 tuổi tự nhiên rút ra được một cục tiền như vầy như vầy”….

Nhưng, khi tôi hỏi đến những việc như khi bị tai nạn thế này thì bồi thường ra sao? Các khoản phí, và việc thay đổi mức bảo hiểm, hay lỡ may thu nhập của tôi sụt giảm không đóng nổi thì bà nói, “sao mày hỏi nhiều quá, khách hàng của tao mấy chục người có ai hỏi tới mấy cái đó đâu” và gọi điện cho một người khác cùng nhóm gì đó nhờ… trả lời giùm.

Dấn thân…

Bụt chùa nhà sợ không thiêng, tôi quyết định liên lạc với cô tư vấn bảo hiểm “lạ hoắc” của công ty A. và trình bày những băn khoăn của mình. Sau một buổi chiều được tận tình giảng giải, tôi cũng vỡ ra khá nhiều điều.

Dù sao, tôi định mua bảo hiểm là để phòng khi rủi ro bệnh tật chứ không phải để tiết kiệm tiền, nên không chú trọng lời lãi lắm. Nhưng không hiểu sao các tư vấn viên… chỉ rành về các mức lãi.

Dần dần, tôi nhận ra nguyên nhân, họ mời chào mình mua bảo hiểm cho con trẻ, nhưng tuyệt đối không dám đề cập đến những tình huống giả định là con trẻ bị tai nạn, bệnh tật hoặc tệ hơn, tử vong. Vì vậy, khi tư vấn và thuyết phục thì họ chỉ nhấn mạnh quanh số tiền mình sẽ được rút ra sau khi đáo hạn, những khoản lãi “tối thiểu được hưởng” và những khoản lãi hứa hẹn rất cao “nếu công ty ăn nên làm ra”. Đó là lý do khiến các khách hàng đôi khi quên mất mục đích chính của việc mua bảo hiểm nhân thọ là đề phòng rủi ro.

4 LỰA CHỌN QUAN TRỌNG MUA BẢO HIỂM

CHỌN NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ

Làm cha mẹ rất nhiều trách nhiệm và lo lắng. Lo về sức khoẻ, học hành, tính khí, tương lai con cái. Và đặc biệt là nỗi lo không biết mình có đủ khả năng mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất hay không. Khi có nhiều lo lắng, người ta thường nghĩ đến bảo hiểm, như một khả năng dự phòng khi rủi ro, với hy vọng bảo toàn cuộc sống ổn định cho con cái trong trường hợp cha mẹ gặp phải chuyện bất trắc.

Do tâm lý cha mẹ thương con nên cái gì cũng ưu tiên cho con, mà quên mất rằng chính chúng ta – những người đang trực tiếp kiếm tiền nuôi con – mới là người cần được bảo hiểm trước. Sau khi cân nhắc, thay vì mua bảo hiểm cho con, tôi quyết định mua cho mình một bảo hiểm nhân thọ mệnh giá 1,5 tỷ, con là người thụ hưởng. Tức là nếu tôi xảy ra bất trắc nào đó thì vợ và con tôi sẽ nhận được khoảng tiền trên để lo cho cuộc sống sau này.

Tôi trích 10% thu nhập của tôi để tham gia với khoản đóng này thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chi tiêu sinh hoạt của gia đình, tôi coi đó như một khoản tiết kiệm cho con sau khi đáo hạn sẽ dùng số tiền này để cho con vào đại học sau này. Tôi nhớ lúc đi máy bay, người ta luôn khuyến cáo rằng trong trường hợp khẩn cấp, khi mặt nạ oxy bật ra thì phải đeo cho mình trước, sau đó mới đeo cho con.

CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI TÀI CHÍNH CỦA GIA ĐÌNH MÌNH

Sau khi cân nhắc tôi quyết định mua sản phẩm của một công ty bảo hiểm nhân thọ có trụ sở ở Singapore vì thấy phù hợp với nhu cầu của gia đình. Với sản phẩm này tôi có thể dễ dàng thay đổi số tiền đóng nếu kinh tế gia đình có sự thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống đều được. Trong trường hợp công việc kinh doanh của tôi gặp trục trặc ảnh hướng đến kinh tế gia đình tôi có thể ngưng đóng trong tối đa 2 năm mà vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm bình thường, sau thời gian đó tôi có thể đóng bù phần mà 2 năm tôi không đóng hoặc không cần đòng bù đều được.

CHỌN TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÓ TÂM, KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU, LÀM VIỆC LÂU DÀI

Nhiều người không để ý đến chuyện ai là người làm hợp đồng cho mình, điều này có thể trước mắt không quan trọng lắm nhưng sau này họ sẽ phải đau đầu vì lựa chọn một tư vấn không có tâm và gắn bó lâu dài với nghề. Ví dụ như trường hợp của tôi nếu tôi nghe theo lời cô bạn chắc gì cô ta đã tư vấn đúng với nhu cầu tài chính cũng như sản phẩm phù hợp?. và thật tai hại nếu chỉ mua vì cả nể.

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường kéo dài tới 10-15 thậm chí 25 năm. Cứ thử nghĩ chỉ một vài năm tư vấn tài chính của bạn bỏ việc và trong thời hạn hợp đồng nếu bạn xảy ra vấn đề rủi ro abc gì đó, bạn sẽ không biết tìm ai để tư vấn về thủ tục cần thiết để được giả quyết vấn đề của mình, tất nhiên bạn có thể tự làm nhưng nếu có một chuyên gia luôn bên bạn và bạn có thể tư vấn họ bất cứ lúc nào sẽ tốt hơn nhiều chứ đúng không?

Nhưng bạn cũng không nên quá dựa dẫm hay phụ thuộc họ. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tiền của bạn là khoản tiết kiệm của bạn và bạn phải có trách nhiệu với nó.

CHỌN LOẠI HÌNH BẢO HIỂM PHÙ HỢP

– Bảo hiểm nhân thọ (kèm tiết kiệm): dự phòng một khoản chi trả cho người thân khi xảy ra rủi ro, tích luỹ cho cha mẹ khi về hưu, tích luỹ cho con lúc trưởng thành. Hợp đồng dài hạn. Nên ưu tiên cha mẹ trước, con sau.

– Bảo hiểm sức khoẻ: thanh toán các chi phí y tế phát sinh do ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bao gồm thuốc, viện phí điều trị nội ngoại trú, chuyển viện, cấp cứu… hưởng dịch vụ tốt tại các bệnh viện danh tiếng. Hợp đồng theo từng năm. Nên mua cho cả gia đình. Ưu tiên con trước, cha mẹ sau.

– Bảo hiểm tai nạn: dự phòng tai nạn, cháy nổ, thiên tai, Nên mua cả khi bạn cảm thấy có ít nguy cơ, vì như vậy mức phí sẽ thấp.

– Bảo hiểm du lịch nước ngoài: nên tham gia cho cả nhà khi đi du lịch để đề phòng rủi ro phải điều trị ở nước ngoài.

Ngoài ra còn có nhà, xe cái gì mua được thì mua hết trong mức phí cho phép.

NHỮNG LƯU Ý KHI MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ

– Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất phong phú với nhiều đặc tính khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định tham gia, bạn nên tìm hiểu kỹ sản phẩm đó thuộc loại nào và đặc tính của nó (là dòng Tiết kiệm hay Bảo vệ – người ta thường gọi là Đầu tư, nhưng bạn đừng quan tâm việc đầu tư trong bảo hiểm) có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Bạn có quyền lợi và nghĩa vụ gì…

– Hãy kê khai tình trạng sức khoẻ một cách trung thực. Vì nếu phát hiện bạn không nói sự thật, bảo hiểm có quyền từ chối chi trả, kể cả khi bạn đang thực sự cần.

Có nhiều người hỏi thế này: “Tôi bị bệnh gan và đã đi khám bênh trước đó và bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh gan nhưng tôi không khai ra thì làm sao công ty bảo hiểm nhân thọ biết được.”.

Xin thưa là khi bạn đi khám bệnh thì hồ sơ của bạn đã được lưu lại tại bệnh viện và công ty Bảo hiểm nhân thọ có quyền truy cập vào các hồ sơ đó nếu muốn. Vì vậy hãy thật thà. Không lừa được họ đâu.!

Nên nhớ bạn có 21 ngày để đọc Hợp đồng và bạn có quyền thay đổi sản phẩm khác, thay đổi số tiền bảo hiểm hay số tiền tham gia cho phù hợp hơn với tài chính gia đình hoặc hủy hợp đồng nếu muốn. Trong trường hợp bạn hủy công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ trả lại toàn bộ số tiền bạn đã đóng trước đó.

– Hãy chọn mệnh giá tuỳ theo khả năng đóng phí và tình hình thu nhập của mình, thông thường thì chỉ cần 10-15% tổng thu nhập của gia đình bạn là được. VD: gia đình bạn thu nhập được 200tr/năm, bạn nên mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền là 20 tr/năm. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể mua bảo hiểm nhân thọ với mức thấp. Việc huỷ hợp đồng giữa chừng không đóng nổi phí sẽ khiến bạn mất một khoản không nhỏ.

– Nên mua bảo hiểm càng sớm càng tốt, vì tuổi càng trẻ thì giá càng rẻ, và ngược lại.

Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Hanwha Life Việt Nam

Tên: Tổng Công ty Bảo hiểm Hanwha nhân thok Life Việt Nam Tên viết tắt: Bảo hiểm Hanwha Life Logo:

Tổng đài Hotline: Điện thoại: 1900 55 55 22 Website: http://www.hanwhalife.com.vn Năm thành lập: 2008 Vốn điều lệ: 4.891.000.000.000 đ

Địa chỉ: T ầng 14, 81 – 85 Hàm Nghi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Về Hanwha Life

Bảo hiểm nhân thọ đến từ Hàn Quốc

Hanwha Life Insurance được thành lập từ năm 1946, là công ty bảo hiểm nhân thọ có lịch sử lâu đời nhất tại thị trường Hàn Quốc.

Hiện Hanwha Life Insurance có tổng tài sản lên đến 84 tỷ đô la Mỹ và được xếp hạng tín dụng cao nhất là “AAA” bởi Korea Ratings và Cơ quan Kiểm định Thông tin Dịch vụ Tín dụng Hàn Quố

Hanwha Life Việt Nam

Có giấy phép thành lập và hoạt động số 51GP/KDBH cấp ngày 12/6/2008, với vốn điều lệ 4.891.000.000.000 đồng (tương đương 233 triệu đô la Mỹ) và là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có tiềm lực tài chính mạnh nhất Việt Nam.

Hanwha Life Việt Nam đã chính thức giới thiệu sản phẩm đến khách hàng kể từ ngày 1/4/2009. Công ty đang có gần 250 nhân viên cùng trên 40.000 tư vấn tài chính hoạt động ở hơn 120 điểm phục vụ khách hàng trên cả nước. Tính đến tháng 6/2018, công ty đã và đang được gần 500.000 khách hàng tin tưởng và giao phó trọng trách bảo vệ bản thân và gia đình.

Hanwha life chi trả quyền lợi bảo hiểm

Đêt trả lời thắc mắc công ty bải hiểm nhân thọ lừa đảo hay không, hãy tham khảo qua những con số biết nói:

chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng ở Hà Tĩnh

chi trả gần 1,6 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 5 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tại Gia Lai

SẢN PHẨM BẢO HIỂM TIÊU BIỂU CỦA HANWHA LIFE

1. An tâm học vấn

Bảo hiểm HANWHA LIFE tuyển dụng đối tác

#baohiemhanwhalife #baohiemnhanthohanwha #hanwhalife