Pháp Luật Đại Lý Hải Quan / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Pháp Luật Về Hoạt Động Đại Lý Bảo Hiểm

1. Đại lý bảo hiểm là ai? Đại lý bảo hiểm được Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt động nào?

Điều 84 Luật KDBH quy định:

Điều 85 Luật KDBH quy định:

” Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để một cá nhân hoặc tổ chức có thể hoạt động đại lý bảo hiểm?

Hoạt động đại lý là hoạt động có điều kiện. Chỉ có người đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật mới được hoạt động đại lý.

Điều 86 Luật KDBH quy định:

” 1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.

2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm. “

Khách hàng có thể kiểm tra tư cách đại lý bằng việc yêu cầu đại lý xuất trình hợp đồng đại lý hoặc chứng chỉ đào tạo đại lý.

3. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào để tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng?

Cán bộ của DNBH không được làm đại lý cho chính DNBH của mình. Đại lý bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý. Điều 28 Nghị định 45 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.

3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.”

Những quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và hạn chế hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp của đại lý.

4. Chế độ quản lý nhà nước về đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm. Cơ sở được phép đào tạo đại lý bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 33 NĐ 45 quy định:

“1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

5. Điều kiện được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Chỉ có những cơ sở đào tạo đại lý có đủ điều kiện được quy định tại Luật KDBH mới được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm.

“1. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

2. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

6. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm bắt buộc phải có những nội dung gì?

Điều 32 Nghị định 45 quy định:

“Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Kiến thức chung về bảo hiểm;

2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;

3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;

5. Kỹ năng bán bảo hiểm;

6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;

7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.”

Vì bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ vô hình. Đại lý bán bảo hiểm cần có một kiến thức nhất định mới có thể thuyết trình, giải thích, tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm.

7. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm như thế nào để đảm bảo lợi ích cho khách hàng?

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, luật pháp nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có những hành vi làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và cạnh tranh không lành mạnh. Mục 6 Điều 47, điểm 4 Thông tư 124/2012/TT-BTC quy định rõ các hành vi bị cấm đối với đại lý bảo hiểm như sau:

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.

d) Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không cung cấp cho khách hàng.

đ) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

8. Trách nhiệm của DNBH và đại lý bảo hiểm khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm?

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của DNBH. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của DNBH. Tuy nhiên, sau đó DNBH sẽ có kèm theo biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm. Điều 88 Luật KDBH quy định:

” Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. “

9. Các hành vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm sẽ được xử phạt như thế nào?

Theo điều 24 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm như sau:

1. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm hết hiệu lực.

2. Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các công việc ngoài nội dung hoạt động đại lý theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện các công việc ngoài nội dung được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

3. Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với cơ sở đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm như sau:

a) Đào tạo đại lý bảo hiểm chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Không tuân thủ nội dung, chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ tài chính phê chuẩn về thời gian đào tạo, cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo

c) Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng: đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 điều này

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này.

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này.

c) Buộc hủy kết quả đào tạo đại lý bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này

d) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý đối với cơ sở đào tạo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

10. Đại lý bảo hiểm có được nhận hoa hồng bảo hiểm đối với các dịch vụ bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30 %) hay không?

Theo khoản 4 điều 41 thông tư số 124/2012/TT-BTC quy định:

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua các hình thức đấu thầu theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP.

Điều 23. Đối tượng đấu thầu

Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm.

Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP quy định:

1. Căn cứ vào dự toán về phí bảo hiểm, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định số 123/2011/NĐ-CP lựa chọn hình thức đấu thầu đáp ứng quy định tại luật đấu thầu và các quy định sau:

a) Trường hợp phí bảo hiểm dưới 3 tỷ đồng Việt Nam, các đối tượng quy định tại điều 23 Nghị định này ( chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm) lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại luật đấu thầu. Đối với đối tượng là doanh nghiệp bảo hiểm, nếu phí bảo hiểm dưới 500 triệu đồng thì được áp dụng hình thức tự thực hiện (tự bảo hiểm).

b) Trường hợp phí bảo hiểm từ 3 tỷ đồng trở lên, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định này áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại luật đấu thầu.

2. Thủ tục, trình tự đấu thầu thực hiện theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Đại lý bảo hiểm không được nhận hoa hồng bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30%).

Thù Lao Đại Lý Thương Mại Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Cách tính thù lao đại lý thương mại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì tuân theo quy định pháp luật sau

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Cách tính thù lao đại lý thương mại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì tuân theo quy định pháp luật sau:

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 171 Luật thương mại 2005 quy định:

” 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ. ”

Như vậy, nếu các bên không thỏa thuận về thình thức thù lao bên đại lý được hưởng khi thực hiện hoạt động đại lý thương mại, mà các hàng hóa, dịch vụ bên giao đại lý giao cho bên đại lý là hàng hóa có ấn định giá thì bên đại lý được hưởng thù lao theo hình thức hoa hồng. Cách tính tình hoa hồng cho bên đại lý phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Hình thức chênh lệch giá:

Khoản 3 Điều 172 quy định: “ Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. ”

Như vậy, trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thình thức thù lao bên đại lý được hưởng khi thực hiện hoạt động đại lý thương mại, mà các hàng hóa, dịch vụ bên giao đại lý giao cho bên đại lý là hàng hóa không ấn định giá thì bên đại lý được hưởng thù lao theo hình thức chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khác hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định.

Khoản 4 Điều 171 quy định:

” Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó; b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. ”

Như vậy, nếu các bên không thỏa thuận về mức thù lao thì mức thù lao được tính như mức thù lao các bên đã trả trước đó. Tuy nhiên có những trường hợp hai bên mới giao dịch với nhau lấn đầu thì mức thù lao là mức trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ bên giao đại lý trả cho các đại lý khác, hoặc là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ trong thị trường.

4. Văn bản pháp luật áp dụng:

Luật thương mại 2005.

Nên Thuê Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan Ở Đại Lý Hải Quan Hay Người Khai Thuê Hải Quan

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải làm nghiệp vụ khai báo hải quan bằng cách từ thực hiện hoặc thuê đại lý hải quan hay người khai thuê hải quan.

Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được dịch vụ này. Họ thường thuê dịch vụ này thông qua công ty Forwarder, công ty logistics). Vậy chúng ta nên thuê dịch vụ khai báo hải quan ở Đại lý hải quan hay người khai thuê hải quan?

Đại lý hải quan là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý. Họ đứng tên đại lý trên tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu của mình vào ô người khai hải quan (với phần mềm ECUS4), hoặc dùng chữ ký số của mình để truyền tờ khai (ECUS5 – VNACCS).

Đại lý hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Người khai thuê hải quan là các công ty logistics hoặc công ty Forwarder, họ là các doanh nghiệp làm nhiều dịch vụ khác nhau bên cạnh dịch vụ khai báo hải quan như: vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, lưu kho, lưu bãi, làm kiểm dịch, hun trùng, C/O,…

Dịch vụ khai báo hải quan

2.Khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan

Mặc dù đều là đơn vị cung cấp dịch vụ thông quan, nhưng giữa người khai thuê hải quan và đại lý hải quan có những khác nhau cơ bản: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại hà nội

Đại lý thủ tục hải quan phải đứng tên trên tờ khai, với vai trò đại lý. Họ dùng chữ ký và dấu pháp nhân của mình để làm tờ khai.

Trong khi đó, người khai thuê dùng giấy giới thiệu của chủ hàng để làm thủ tục hải quan. Họ không xuất hiện trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Với cơ quan hải quan, họ chính là người của chủ hàng.

Ví dụ, những công ty logistics sẽ cử nhân viên đem giấy giới thiệu của khách hàng và bộ hồ sơ hải quan đi làm thủ tục và tất nhiên Hải quan không hề biết đến công ty logistics này.

Về tính trách nhiệm, đại lý ở mức độ cao hơn vì họ có dấu đứng trên tờ khai. Bản thân những doanh nghiệp này cũng sẽ được cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên những tờ khai mà họ đã hoàn thành.

Đại lý hải quan phải có nhân viên được đào tạo (gọi là đại lý viên) và được Tổng cục hải quan công nhận. Trong khi đó người khai thuê thì có thể là bất cứ ai, chỉ cần biết chút nghiệp vụ và được chủ hàng thuê là có thể làm dịch vụ. học logistics ở đâu tốt nhất

3.Nên thuê dịch vụ khai báo hải quan ở Đại lý hải quan hay người khai thuê hải quan

Việc thuê đại lý làm thủ tục có một số những ưu điểm như sau:

Không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống như trước đây. Đại lý sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai.

Trách nhiệm và năng lực của người cung cấp dịch vụ cao hơn so với hình thức khai thuê.

Tuy vậy, thực tế cả phía chủ hàng và đại lý đều đang có tâm lý ngại ký hợp đồng đại lý và ký tên trên tờ khai hải quan. Nguyên nhân được cho là do chính sách thuế và chính sách hàng hóa XNK phức tạp, các bên lo ngại về mặt pháp lý trong khi chưa có Hiệp hội về đại lý hải quan. Vấn đề này có lẽ sẽ được khắc phục trong thời gian tới, khi ngành hải quan triển khai hệ thống VNACCS và đẩy mạnh phát triển dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.

Hiện nay, với sự tiện lợi, nhanh chóng, thủ tục đơn giản, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn các công ty khai thuê hải quan thay cho Đại lý Hải quan. Tất nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp của bạn, nếu số lượng đơn hàng lớn và phải làm thủ tục hải quan liên tục thì việc kí hợp đồng với Đại lý cũng rất tiện lợi.

Nguồn tổng hợp: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Tầm Quan Trọng Của Chữ Ký Số Đại Lý Hải Quan

Trong các thủ tục hải quan cần khai báo thông tin thông qua các phần mềm kê khai của hải quan. Theo quy định bộ tài chính các doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng chữ ký số đại lý hải quan. Vậy chữ ký số hải quan là gì và những thông tin cần biết về đăng ký chữ kí số hải quan sẽ được cung cấp qua bài viết này.

Hải quan điện tử là một hình thức bắt buộc của các doanh nghiệp, công ty hải quan kê khai hải quan qua mạng kết nối internet. Các dữ liệu hải quan từ máy tính gửi đến công ty cơ quan hải quan. Sau đó các cơ quan hải quan xử lý các thông tin và phản hồi cho doanh nghiệp qua các phần mềm hải quan điện tử.

Chữ ký số hải quan là bằng chứng xác thực các thông tin doanh nghiệp có pháp lý. Tương đương với con dấu chữ ký số hải quan mang tính pháp lý, bảo mật, an toàn. Việc sử dụng chữ ký số hải quan giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.

Ngày nay các doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành đăng ký chữ kí số để kê khai và nộp thuế cho cơ quan nhà nước. Chữ ký số hải quan mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích trong quá trình sử dụng:

Lợi ích đầu tiên có thể kể đến là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Đảm bảo xác thực cho các đối tượng thực hiện giao dịch. Từ đó hạn chế các hành vi giả mạo thông tin tờ khai.

Tại sao nên đăng ký dịch vụ chữ ký số đại lý hải quan ở địa chỉ uy tín

Về cơ bản chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử mà các doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch. Vì đó các doanh nghiệp nên tìm mua chữ ký hải quan tại các địa chỉ uy tín.

Khi mua chữ ký số đại lý hải quan tại các nơi uy tín bạn sẽ được đảm bảo các dịch vụ, cam kết hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp từ nhà cung cấp. Ngoài ra tại các nơi cung cấp uy tín sẽ có đầy đủ hồ sơ, hợp đồng hóa đơn đầy đủ.

Khi chọn nơi mua uy tín khách hàng sẽ có quyền 1 đổi 1 trong thời gian bảo hành nếu có bất kỳ lỗi vật lý hư hỏng.

Trong quá trình giao dịch như kê khai thuế, bảo hiểm, hải quản…. Các phần mềm máy tính bị lỗi, hay không thể kết nối internet không thể thực hiện xử lý chữ ký số. Các địa chỉ uy tín sẵn sàng trợ giúp và khắc phục kịp thời.

Các doanh nghiệp, công ty có thể đăng ký dịch vụ chữ ký số tại đại lý hải quan FADI chúng tôi. Lý do vì sao bạn nên chọn FADI:

Khi lựa chọn mua chữ ký số tại FADI khách hàng sẽ được bảo hành trọn đời, miễn trả đổi trả nếu có lỗi phát sinh nếu có lỗi phát sinh, các lỗi phần mềm trong thời bảo hành.

Nhanh chóng hỗ trợ về kỹ thuật để thực hiện xử lý kịp thời.

Được nhận hóa đơn VAT cũng như hợp đồng đầy đủ an toàn.

Dịch vụ cài đặt và sử dụng rõ ràng, tận tâm chuyên nghiệp.