Ngành Nghề Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Mã Ngành Nghề Kinh Doanh Du Lịch

Oceanlaw tư vấn cho khách hàng mã ngành nghề kinh doanh trước khi . Hôm nay Oceanlaw liệt kê mã ngành du lịch cho cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu.

Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết : Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh : Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch.

Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí Chi tiết: Đóng tàu du lịch và tàu thể thao khác như: Ca nô, xuồng caiac (xuồng gỗ nhẹ), xuồng chèo, xuồng nhỏ.

LƯU Ý :

Theo quy định của Luật Du lịch năm 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp;

– Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Du lịch;

– Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành;

– Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế : phải là thẻ từ đang có giá trị và chưa sử dụng để xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho một doanh nghiệp khác.

– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ, mức ký quỹ là 250.000.000 VND (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

– Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

– Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

– Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành. Như vậy, khi bạn thành lập doanh nghiệp về lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp mới được được phép

Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch

Câu hỏi: Tôi là nhân viên văn phòng, vì thời gian tương đối rảnh nên tôi muốn liên kết với các công ty du lịch để nhận bán các chương trình du lịch cho họ. Vậy cho tôi hỏi, đối với hoạt động này pháp luật có quy định nào ràng buộc không hay đơn giản là sự thỏa thuận giữa hai bên?

Chuyên viên tư vấn: Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Có lẽ trên thực tế trường hợp như bạn xảy ra khá nhiều. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động có điều kiện. Do đó, pháp luật có những quy định dành riêng.

Tại khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng”. Do đó, việc mà bạn nhận bán các chương trình du lịch từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có nghĩa bạn nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp đó. Hoạt động của bạn thực chất là hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành.

Tại khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Tổ chức cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành”. Với quy định này việc bạn nhận bán các chương trình du lịch cho doanh nghiệp lữ hành không chỉ là thỏa thuận dân sự của các bên, bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan có thẩm quyền khi đó mới được phép hoạt động nhận bán các chương trình du lịch cho khách hàng để hưởng hoa hồng, việc nhận bán phải được lập thành hợp đồng đại lý giữa bên nhận làm đại lý với bên giao đại lý.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Thành Lập Công Ty Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch

Chắn hẳn nhiều người đều nghe nói về đại lý du lịch, nhưng không quá nhiều người biết đại lý du lịch là gì? Công việc cụ thể như thế nào? Làm đại lý du lịch có cần đăng ký giấy phép không? Cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới để trả lời những thắc mắc của bạn.

1. Đại lý du lịch là gì?

Đại lý du lịch giúp các cá nhân, nhóm và khách du lịch kinh doanh lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình du lịch của họ, từ mua gói tour đến đặt vé máy bay và khách sạn. Họ phải làm quen với quy trình và kỹ thuật của các chuyến bay và đặt phòng khách sạn để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng của họ một cách kịp thời.

Lên kế hoạch cho một chuyến đi là một quá trình tốn thời gian và phức tạp. Đại lý du lịch đơn giản hóa quy trình này cho khách hàng của họ ngoài việc cung cấp dịch vụ tư vấn và toàn bộ các gói du lịch. Họ có thể đặt chuyến bay, du lịch trên biển, cho thuê xe hơi và khách sạn, cũng như các kỳ nghỉ và sự kiện. Đại lý phục vụ cho một nhân khẩu học rộng, phục vụ cả cá nhân và tập đoàn. Họ cũng có thể tập trung trong một phân khúc đặc biệt ; nhiều đại lý chuyên về du lịch giải trí, các chuyến đi cụ thể theo địa điểm đến Châu Âu, Châu Phi hoặc Châu Á.

2. Công việc của đại lý du lịch

Trách nhiệm chính của một đại lý du lịch là làm cho quá trình lập kế hoạch du lịch dễ dàng hơn cho khách hàng của họ và đảm bảo họ trải nghiệm chuyến đi tốt nhất có thể. Đại lý du lịch làm việc trực tiếp với du khách và trò chuyện với khách hàng để xác định điểm đến du lịch tốt nhất, sắp xếp phương tiện đi lại và chỗ ở cho các nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Họ có thể đưa ra đề xuất cho khách hàng dựa trên kinh nghiệm của họ, hoặc cung cấp các gói du lịch hoàn chỉnh từ các khu nghỉ mát hoặc tàu du lịch khác nhau. Họ thường bị giới hạn trong một ngân sách và phải được tổ chức chặt chẽ để cung cấp cho khách hàng của họ các thỏa thuận du lịch phù hợp với tài chính và những kỳ vọng về du lịch hoặc kinh doanh.

Đại lý làm việc với các hãng hàng không, tàu du lịch, khu nghỉ mát và các công ty cho thuê để đảm bảo sắp xếp chuyến đi cho khách hàng của họ. Họ nghiên cứu thông tin về kế hoạch du lịch của khách hàng và chuyển tiếp thông tin quan trọng bao gồm điều kiện thời tiết, tư vấn du lịch và các tài liệu cần thiết cho điểm đến của họ.

Đại lý du lịch làm việc quanh năm, nhưng đặc biệt bận rộn trong thời gian nghỉ hè cao điểm vào mùa hè và trong kỳ nghỉ. Trong thời gian đó, các đại lý bận rộn với các chuyến đi lập kế hoạch điện thoại và thực hiện các thay đổi hành trình vào phút cuối cho khách hàng hiện tại. Họ cũng bán các gói kỳ nghỉ từ tàu du lịch, khu nghỉ mát và các điểm đến khác.

Hầu hết các cơ quan du lịch đều chuyên về một số điểm đến và loại khách du lịch. Một số cơ quan chỉ làm việc cho khách du lịch kinh doanh và có thể có các thỏa thuận đặc biệt với một số khách sạn và hãng hàng không (ví dụ: phí đặt phòng đặc biệt), trong khi một số khác chuyên về du lịch giải trí hoặc phiêu lưu và làm việc với khách hàng đang tìm kiếm một kỳ nghỉ.

Ngoài việc đại lý du lịch liên hệ đặt phương tiện, lịch trình tour như thế nào, các đại lý du lịch cũng cần phải đặt phòng cho du khách phù hợp nhất. Không phải du khách nào cũng đặt phòng và số lượng phòng như thế. Chính vì vậy, đại lý du lịch cần đa dạng nguồn khách sạn để đáp ứng đầy đủ các lịch trình tour khác nhau.

3. Làm gì để thành lập một công ty kinh doanh đại lý du lịch

Căn cứ Điều 40 Luật Du lịch năm 2017 việc thành lập công ty đại lý lữ hành cần đảm bảo được những điều kiện sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là cá nhân, tổ chức kinh doanh đại lý lữ hành.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được phép tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Đại lý du lịch phải thực hiện chương trình du lịch theo đúng nội dung và đúng giá như trong hợp đồng đại lý;

Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao cho đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.

Trong nội dung hợp đồng đại lý du lịch cần có:

Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

Giá bán chương trình du lịch, chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;

Quyền và trách nhiệm của các bên;

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Vì hoạt động đại lý du lịch chỉ là một khâu của hoạt động lữ hành. Các công ty kinh doanh đại lý du lịch vì thế không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành theo quy định của Luật Du lịch. Dầu vậy, công ty kinh doanh đại lý du lịch chỉ được nhận chương trình du lịch của bên đại lý và hưởng hoa hồng mà không được tổ chức trọn gói tour du lịch cho khách hàng.

Điều Kiện Đăng Kí Doanh Nghiệp Kinh Doanh Và Đại Lý Du Lịch

Ngành du lịch ngày càng phát triển là thì trường màu mở cho các doanh nghiệp du lịch và đại lý du lịch phát triển và mở rộng. Tuy nhiên du lịch (hay còn được luật quy định là lữ hành) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh du lịch và đại lý du lịch cần đáp ứng những điều kiện gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch

Điều kiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đăng ký vốn điều lệ lớn hơn mức vốn pháp định áp dụng cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

Mức vốn điều lệ trên 250.000.000đ khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.

Mức vốn điều lệ trên 500.000.000đ khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Công ty phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.

Cam kết chỉ kinh doanh các ngành nghề có điều kiện khi đáp ứng quy định pháp luật.

Công ty có vốn nước ngoài chỉ được thành lập theo hình thức liên doanh đối với ngành nghề lữ hành.

Điều kiện kinh doanh du lịch và đại lý du lịch

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành được cấp cho doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định như trên

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty lữ hành

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu I-1, I-2, I-3 thông tư 20 tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Điều lệ công ty có đủ chữ ký của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

Danh sách thành viên, cổ đông có ghi nhận chi tiết loại tài sản góp vốn và thời điểm dự kiến góp vốn.

Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của cá nhân, giấy phép đăng ký kinh doanhcủa tổ chức góp vốn.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học