Sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà mặt hàng này hướng đến đó chính là trẻ em. Các bậc cha mẹ sẽ rất quan tâm đến việc chọn loại sữa nào cho con mình để uống an toàn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Có rất nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng đang được tiêu thụ trên thị trường sữa Việt Nam nhưng có lẽ Vinamilk là thương hiệu sữa gần gũi và được nhiều người tiêu dùng tin dùng nhất.
Vì sao chúng ta nên chọn thương hiệu Vinamilk để kinh doanh?
Kinh nghiệm kinh doanh mở cửa hàng sữa – Lấy sữa từ đâu?
Sữa là thức uống dinh dưỡng các bậc phụ huynh, cha mẹ thường sử dụng cho con em của mình nên họ sẽ có yêu cầu khắt khe về chất lượng của sản phẩm. Bạn cũng cần đảm bảo điều này để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng sữa mình. Nếu có sản phẩm không đảm bảo tại cửa hàng bị khách hàng phản ánh thì bạn sẽ mất đi rất nhiều khách hàng khác, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình buôn bán của cửa hàng. Vì vậy, khâu chọn nguồn hàng đản bảo uy tín, chất lượng rất quan trọng.
Nếu phải chọn nơi nhập hàng, đồng thời đảm bảo uy tín hoạt động kinh doanh của cửa hàng sau này, mình nghĩ rằng bạn nên chọn nhập hàng từ công ty chính hãng hoặc đại lý phân phối khu vực. Chất lượng và giá nhập sẽ được đảm bảo hơn các nơi khác.
Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn để kinh doanh?
Tùy theo quy mô và số lượng hàng bạn muốn nhập về để quyết định cần bao nhiêu vốn kinh doanh cửa hàng sữa. Để mở một cửa hàng sữa, chúng ta cần chi trả cho các khoản chi phí như:
+ Tiền thuê mặt bằng: nếu bạn chọn mặt bằng tại thành phố thì tiền thuê nhà khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Tiền đóng cọc trước ba tháng sẽ rơi vào khoảng 30 – 45 triệu. Nếu nguồn vốn không đủ bạn có thể chủ động thương lượng với chủ nhà để có thể xin đóng theo từng tháng. Nếu thuê nhà tại nông thôn, tiền thuê sẽ khoảng 3 – 5 triệu/tháng. Tương tự, bạn cũng cần đóng trước 3 tháng tiền nhà.
+ Tiền mua đồ nội thất, đồ trưng bày: kệ trưng bày, tủ đựng sữa,…. Nếu quy mô kinh doanh lớn, bạn sẽ cần rất nhiều quầy và tủ đựng sữa, chi phí sẽ khoảng 50 triệu đồng. Còn nếu chỉ là một cửa hàng sữa nhỏ thì chi phí khoảng 30 triệu.
+ Tiền mua các thiết bị điện tử và phẩn mềm quản lý bán hàng: Sữa có rất nhiều dòng khác nhau như sữa tươi bịch, sữa tươi trong hộp, sữa bột, sữa theo từng hương vị,… Mỗi loại sữa có giá bán, hạn sử dụng khác nhau. Cho nên nếu chọn kinh doanh cửa hàng sữa, mình nghĩ rằng bạn nên đầu tư mua phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu để hỗ trợ cho việc bán hàng, thống kê sổ sách và quản lý, kiểm tra hàng hóa. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra hạn sử dụng của từng loại sữa, hàng tồn và hàng đã hết để biết nên nhập bao nhiêu hàng và cần làm gì để nhanh bán hết lợi sữa sắp đến date. Nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn sẽ cần dùng đến các thiết bị điện tử như máy tính, máy quét, máy in,… Chi phí mua thiết bị điện tử khoảng 30 triệu. Chi phí để mua phần mềm quản lý bán hàng khoản 5 – 10 triệu. Ngoài ra, bạn cần tính đến chi phí duy trì phần mềm quản lý bán hàng trong tương lai. Hãy hỏi trước với bên bán phần mềm để lên dự toán trước cho phần duy trì hoạt động của phần mềm quản lý bán hàng.
+ Tiền nhập hàng: tùy vào quy mô mà bạn nên nhập bao nhiêu hàng. Thời gian đầu với quy mô nhỏ thì mình nghĩ rằng bạn nên nhập khoảng 100 – 150 triệu tiền hàng thôi để thăm dò nhu cầu khách hàng trước đã. Nếu nhu cầu khách hàng cao bạn vẫn có thể nhập hàng về tiếp để kinh doanh như vậy sẽ giúp hạn chế được việc hàng bị tồn. Nếu quy mô kinh doanh lớn thì tiền nhập hàng có khi từ 300 triệu – 500 triệu.
+ Vốn dự phòng kinh doanh: Bạn nên để riêng một phần tiền để làm vốn dự phòng, khi có sự cố xảy ra có thể sử dụng để xoay vòng vốn và duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Nguồn: bytuong