Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. Điều 2, Luật y tế
Như vậy theo định nghĩa này, bảo hiểm y tế của nhà nước là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoạt động vì mục tiêu nhân đạo, phi lợi nhuận. Vì vậy nhà nước đang cố gắng trong những năm qua khuyến khích toàn dân tham gia. Tính đến tháng 10-2018, cả nước đã có 82,3 triệu người được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, trong đó cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo mã số BHXH là 78,65 triệu người,.
Đối tượng mua bảo hiểm y tế
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định có 06 nhóm đối tượng đang tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam như sau
1. Công ty: người lao động và người sử dụng lao động đóng:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Ngân sách nhà nước đóng:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Bảo hiểm y tế gia đình
gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Như vậy, trừ những đối tượng quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 nêu trên, những đối tượng còn lại sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
6. Người sử dụng lao động đóng
Mức hưởng Bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2019
Theo Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và hướng dẫn của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh được thanh toán 40% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; 60% nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% nếu khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Có 05 trường hợp được hưởng toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Cụ thể: Hỗ trợ toàn bộ chi phí KCB với các đối tượng gồm người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Năm 2018 ghi nhận trường hợp được chi trả chi phí khám chữa bệnh lớn nhất là 4,7 tỷ đồng ( Vnexpress)
Những điểm loại trừ (không chi trả)
– Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
– Khám sức khỏe.
– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
– Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. Trừ trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ cho trẻ em dưới 6 tuổi.
– Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
Đây là thời gian mà bảo hiểm y tế chưa có hiệu lực và các chi phí khám chữa bệnh và quyền lợi chưa được chi trả
– 30 ngày khi tham gia lần đầu hoặc tham gia không liên tục
– 180 ngày áp dụng với trường hợp dịch vụ y tế kỹ thuật cao
– Miễn thời gian chờ với việc tham gia từ lần 2
Quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.
Thẻ bảo hiểm xã hội và y tế điện tử 2020
Thẻ bảo hiểm điện tử được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM và được gắn chíp ứng dụng công nghệ do Việt Nam làm chủ. Các nội dung cơ bản trên thẻ bao gồm: Mã số, họ và tên, ngày tháng năm cấp thẻ. Còn những nội dung khác như giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh… sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ.
Phí bảo hiểm y tế gia đình năm 2020
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng của các thành viên thuộc hộ gia đình được quy định như sau:
– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
– Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
– Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
– Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở đến ngày 30/6/2019 là 1,39 triệu đồng/tháng;
từ ngày 1/7/2019, mức lương này sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 70/2018/QH14. Như vậy, mức đóng phí Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 2019 như sau:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu ?
– Đại lý bán BHXH;
– Cơ quan BHXH của xã, phường, thị trấn nơi người mua cư trú.
Lưu ý rằng người mua Bảo hiểm y tế tự nguyện bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình và tự liên hệ tại địa phương. Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh không phải là đơn vị bán Bảo hiểm y tế.
Hồ sơ tham gia bao gồm:
– Tờ khai tham gia;
– Danh sách đăng ký tham gia theo hộ gia đình;
– Danh sách người tham gia;
– Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
– Bản chính hoặc bản chụp thẻ của những người đã có thẻ để nộp kèm danh sách đăng ký tham gia.