Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Kinh Doanh Đại Lý Du Lịch

Câu hỏi: Tôi là nhân viên văn phòng, vì thời gian tương đối rảnh nên tôi muốn liên kết với các công ty du lịch để nhận bán các chương trình du lịch cho họ. Vậy cho tôi hỏi, đối với hoạt động này pháp luật có quy định nào ràng buộc không hay đơn giản là sự thỏa thuận giữa hai bên?

Chuyên viên tư vấn: Cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Có lẽ trên thực tế trường hợp như bạn xảy ra khá nhiều. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động có điều kiện. Do đó, pháp luật có những quy định dành riêng.

Tại khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng”. Do đó, việc mà bạn nhận bán các chương trình du lịch từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có nghĩa bạn nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp đó. Hoạt động của bạn thực chất là hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành.

Tại khoản 2 Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định như sau: “Tổ chức cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành”. Với quy định này việc bạn nhận bán các chương trình du lịch cho doanh nghiệp lữ hành không chỉ là thỏa thuận dân sự của các bên, bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan có thẩm quyền khi đó mới được phép hoạt động nhận bán các chương trình du lịch cho khách hàng để hưởng hoa hồng, việc nhận bán phải được lập thành hợp đồng đại lý giữa bên nhận làm đại lý với bên giao đại lý.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Mã Ngành Nghề Kinh Doanh Du Lịch

Oceanlaw tư vấn cho khách hàng mã ngành nghề kinh doanh trước khi . Hôm nay Oceanlaw liệt kê mã ngành du lịch cho cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu.

Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết : Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh : Cho thuê xe chở khách có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch.

Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí Chi tiết: Đóng tàu du lịch và tàu thể thao khác như: Ca nô, xuồng caiac (xuồng gỗ nhẹ), xuồng chèo, xuồng nhỏ.

LƯU Ý :

Theo quy định của Luật Du lịch năm 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp;

– Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Du lịch;

– Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành;

– Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế : phải là thẻ từ đang có giá trị và chưa sử dụng để xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho một doanh nghiệp khác.

– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ, mức ký quỹ là 250.000.000 VND (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

– Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

– Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;

– Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành. Như vậy, khi bạn thành lập doanh nghiệp về lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp mới được được phép

Mã Ngành Nghề Đăng Ký Kinh Doanh Du Lịch

Trong các ngành nghề dịch vụ hiện nay, có một ngành đang có tiềm năng phát triển và không có giới hạn, đó là ngành du lịch, là một ngành nằm trong khối ngành dịch vụ đang phổ biến hiện nay, nó phổ biến vì nó vừa phục vụ cho giải trí lành mạnh của con người, vừa mang lại nhiều giá trị lợi ích, hiểu biết về giá trị văn hóa, giúp họ hòa đồng với thiên nhiên, với kì quan của thế giới.Vậy hiện tại có bao nhiêu mã ngành kinh doanh du lịch cấp 4 được quy định ?. Luật Việt An xin cung cấp một số thông tin cần thiết về mã ngành cấp 4 cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý :

Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg.

Các mã ngành nghề du lịch cấp 4 :

1.

chi tiết: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường)

7920

3.

chi tiết: Dịch vụ làm thủ tục visa, hộ chiếu Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa

5229

4.

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

chi tiết: – Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);

5510

6.

Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận

7320

7.

Vận tải hành khách đường bộ khác

chi tiết: Kinh doanh vận tải bằng ô tô – Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định – Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng – Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô

4932

8.

Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8230

Cụ thể chi tiết các ngành nghề trong từng mã ngành nghề kinh doanh là : 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác Nhóm này gồm:

Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;

Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;

Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.

Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.

Loại trừ:

Cho thuê xe không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);

Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).

Nóm này gồm:

Gửi hàng;

Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường không;

Giao nhận hàng hóa;

Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn;

Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển và hàng không;

Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

Loại trừ:

Hoạt động chuyển phát được phân vào nhóm 53200 (Chuyển phát);

Bảo hiểm ôtô, tàu biển, máy bay vào bảo hiểm phương tiện giao thông khác được phân vào nhóm 65129 (Bảo hiểm phi nhân thọ khác);

Hoạt động của các đại lý du lịch được phân vào nhóm 79110 (Đại lý du lịch);

Hoạt động điều hành tua du lịch được phân vào nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày Nhóm này gồm:

Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;

Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.

: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

Loại trừ:

Sản xuất tin nhắn thương mại trên đài, tivi hoặc phim được phân vào nhóm 59113 (Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình);

Nghiên cứu thị trường được phân vào nhóm 73200 (Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận);

Tổ chức triển lãm và trưng bày thương mại được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại);

Các hoạt động thư trực tuyến (đề địa chỉ…) được phân vào nhóm 82990 (Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu).

7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận Nhóm này gồm:

Điều tra thu thập ý kiến của công chúng về những sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội, bao gồm kết quả phân tích thống kê.

7911: Đại lý dịch vụ

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch…

7912: Điều hành tua du lịch

Nhóm này gồm: Hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tua. Các tua du lịch có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ các nội dung: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn, tham quan các điểm du lịch như bảo tàng, di tích lịch sử, di sản văn hóa, nhà hát, ca nhạc hoặc các sự kiện thể thao.

Nhóm này cũng gồm: Hoạt động hướng dẫn du lịch.

Cung cấp dịch vụ chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng;

Hoạt động bán vé cho các sự kiện sân khấu, thể thao và các sự kiện vui chơi, giải trí khác;

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: cung cấp thông tin du lịch cho khách, hoạt động hướng dẫn du lịch;

Hoạt động xúc tiến du lịch.

Loại trừ:

Đại lý du lịch và điều hành tua được phân vào các nhóm 79110 (Đại lý du lịch) và nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

Tổ chức và điều hành các sự kiện như họp, hội nghị, họp báo được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại)

8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

Nhóm này gồm: Việc tổ chức, xúc tiến và/hoặc quản lý các sự kiện, như kinh doanh hoặc triển lãm, giới thiệu, hội nghị, có hoặc không có quản lý và cung cấp nhân viên đảm nhận những vấn đề tổ chức.

Travel Agent Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Trong Kinh Doanh Du Lịch

Việc sử dụng những thuật ngữ tiếng anh trong ngành du lịch đã không còn xa lạ. Những khái niệm như travel là gì là điều đã được nhiều người tìm hiểu và biết tới. Tuy nhiên, khi travel ghép với những danh từ khác, chúng trở nên khó hiểu hơn.

Điều này khiến nhiều người băn khoăn rằng:

Travel agency là gì? Để giải nghĩa về thuật ngữ này, có thể hiểu đây là danh từ chỉ đại lý lữ hành. Trong đó, đại lý lữ hành là tên gọi chỉ một tổ chức trung gian có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch hoặc các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không. Các đại lý lữ hành này sẽ nhận tiền hoa hồng để duy trì hoạt động.

Travel agent là gì? Khái niệm này vốn được sử dụng rất phổ biến nhưng để hiểu hết ý nghĩa của chúng không hề dễ dàng. Trong đó, hiểu một cách cơ bản nhất thì cụm từ tiếng Anh này chỉ những nhân viên hoạt động trong các đại lý lữ hành. Họ sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn ,…Cách gọi Travel agent thường dùng với ý nghĩa chỉ người thay vì là một vị trí, công việc.

Phân loại travel agent hiện nay là gì?

Căn cứ vào quy mô của đại lý lữ hành

Đại lí du lịch bán buôn là các đại lý hoạt động với quy mô lớn. Thực chất, các giao dịch của nhóm đại lý này thường với số lượng rất lớn. Chẳng hạn, đại lý sẽ thực hiện mua một số lượng vé máy bay rất lớn phục vụ một nhóm khách. Việc mua theo số lượng lớn sẽ giúp khách hàng nhận được nhiều ưu đãi. Ngoài ra, việc mua bán các sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn cũng thường được chia nhỏ để bán thông qua các đại lí bán lẻ. Cách làm này thường được áp dụng vào thời điểm cao điểm du lịch mỗi năm.

Đại lí du lịch bán lẻ là những nhà cung cấp hoặc đại lí đặc quyền có cơ câu gọn nhẹ, thực hiện phân phối sản phẩm với số lượng ít trực tiếp đến với khách hàng.

Căn cứ theo mối quan hệ của đại lí với các nhà cung cấp và công ty lữ hành

Travel agent hoạt động với tư cách đại lí độc quyền thường do các doanh nghiệp lớn, hoạt động chuyên nghiệp áp dụng. Với hình thức kinh donh này, nhà sản xuất cung cấp giấy phép cho các đại lí sử dụng nhãn hiệu của mình để thực hiện bán lẻ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Mặc dù vậy, các đại lý này sẽ chỉ bán duy nhất sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.

Đại lí bán thông thường là phương thức hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ theo cách thức truyền thống. Ở đó, các đại lý sẽ hưởng hoa hồng và mọi chi phí cũng như chính sách kinh doanh chủ sẽ do các đại lí tự sắp xếp.

Vai trò của đại lí du lịch là gì?

Để định nghĩa về khái niệm của Travel agent là gì, người ta cũng thường đề cập đến vai trò của các đại lý du lịch trong vận hành kinh doanh du lịch. Cụ thể, trong công ty du lịch hay đại lý lữ hành, những đại lý Travel agent đóng vai trò quan trọng bởi họ giống như cầu nối giữa khách hàng và các đơn vị cung ứng dịch vụ: dịch vụ đi lại, dịch vụ phòng, dịch vụ vui chơi,…

Đối với các công ty vận tải, khách sạn, đại lý Travel agent giúp tìm kiếm thị trường một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Bằng việc cung ứng lượng khách tiềm năng, có nhu cầu đặt phòng hay đặt vé máy bay, vé tàu xe đi lại một cách thực sự. Travel agent sẽ giúp nối dài cánh tay để các công ty vận tải hàng không, khách sạn có thể tìm kiếm được nguồn khách hàng.

Đối với khách lưu trú, Travel agent thực hiện giới thiệu và kết nối để khách hàng có được chuyến du lịch, công tác hài lòng, trọn vẹn.

Ở góc nhìn tổng quan rộng lớn hơn, đại lý Travel agent thực sự có vai trò quan trọng trong việc làm liền mạch chuỗi dịch vụ du lịch. Travel agent cũng thực hiện các qui trình giao dịch (Transaction Processing) hay giải quyết các vấn đề (Problem resolution) cho khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho cả 3 bên.