Hoạt Động Đại Lý Hải Quan / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Thủ Tục Xin Cấp Phép Hoạt Động Đại Lý Hải Quan

Cấp phép hoạt động đại lý hải quan cần những bước nào? Thủ tục đăng ký hoạt động đại lý hải quan như thế nào?

Gần đây AZLAW nhận được một số thắc mắc về việc cấp phép hoạt động đại lý hải quan. Qua nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động đại lý hải quan như sau:

Đại lý thủ tục hải quan là gì?

Đại lý làm thủ tục hải quan (giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng; người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng; đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan khi xác định hành vi vi phạm pháp luật hải quan về hải quan. Giám đốc đại lý hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc quy định trên.

Điều kiện của đại lý làm thủ tục hải quan

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;2. Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;3. Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.

Điều kiện với nhân viên đại lý hải quan

1. Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;2. Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;3. Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.

Thủ tục cấp phép, công nhận đại lý hải quan

1. Thông báo đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu 04 trong thông tư 12/2015/TT-BTC2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: Bản chụp3. Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định sau:– Đơn đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 07 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;– Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật: 01 bản chụp;– Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp;– Chứng minh thư nhân dân: 01 bản chụp;– Một (01) ảnh 2×3.4. Chứng minh về hạ tầng công nghệ thông tin gồm: Về hệ thống, thiết bị (máy tính) phục vụ khai báo hải quan; Về phương thức kết nối mạng; Phần mềm phục vụ khai báo hải quan điện tử5. Giấy tờ chứng minh về kho, bãi, phương tiện vận tải (nếu có)6. Các chứng từ bản chụp do Giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận.

Thời hạn chứng nhận đại lý hải quan

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 05 ban hành kèm Thông tư này, cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời doanh nghiệp.

Lưu ý khi đăng ký đại lý hải quan

Một số nội dung phải bổ sung không nằm trong quy định bao gồm:– Hệ thống, thiết bị (máy tính) phục vụ khai báo hải quan– Phương thức kết nối mạng– Phần mềm phục vụ khai báo hải quan điện tử(Theo văn bản số 1210/QSQL-TH ngày 12/09/2016)

Vì Sao Hàng Trăm Đại Lý Thủ Tục Hải Quan Bị Dừng Hoạt Động?

ĐLTTHQ được làm thủ tục tại cửa ưu tiên. Ảnh: T.H.

Theo ông Lê Văn Triến, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý- Cục Hải quan TPHCM, địa bàn TPHCM hiện có trên 600 DN được Tổng cục Hải quan công nhận ĐLTTHQ. Tuy số lượng ĐLTTHQ đã tăng đáng kể trong thời gian qua, nhưng hoạt động ĐLTTHQ còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa phát triển và hoạt động đúng nghĩa và đúng tư cách ĐLTTHQ.

Mặc dù Thông tư 12/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của ĐLTTHQ, nhưng nhiều DN chưa thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của đại lý theo quy định. Vi phạm phổ biến nhất là tình trạng không thực hiện chế độ báo cáo quý. Tại điểm a khoản 9 Điều 13 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định, ĐLTTHQ có trách nhiệm: “Định kỳ vào ngày 5 của tháng đầu quý sau, báo cáo tình hình hoạt động ĐLTTHQ theo mẫu gửi cục hải quan tỉnh, thành phố hoặc các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý hải quan khi được cơ quan Hải quan yêu cầu bằng văn bản”. Cũng theo Thông tư này, nếu doanh nghiệp không báo cáo ba lần liên tiếp, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét chấm dứt hoạt động của ĐLTTHQ.

Qua rà soát việc thực hiện quy định của hơn 600 ĐLTTHQ, mới đây, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản báo cáo Tổng cục Hải quan trên 200 ĐLTTHQ vi phạm không báo cáo 3 lần liên tiếp về tình hình hoạt động của đại lý. Căn cứ quy định hiện hành, Tổng cục Hải quan đang xem xét quyết định dừng hoạt động của các đại lý vi phạm này.

Tổng cục Hải quan đã có văn bản chấn chỉnh tình hình thực hiện thủ tục hải quan của ĐLTTHQ. Trong đó, một trong những yêu cầu của Tổng cục Hải quan là: Đối với các DN chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ĐLTTHQ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 12/2015/TT-BTC thì khẩn trương khắc phục các vi phạm và thực hiện chế độ báo cáo, thông báo thay đổi thông tin (tên, địa chỉ kinh doanh) của ĐLTTHQ, thông báo thay đổi nhân viên ĐLTTHQ (hoàn trả mã số của nhân viên ĐLTTHQ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư 12/2015/TT-BTC và đề nghị cấp mã số cho nhân viên mới đủ điều kiện theo quy định).

Lợi dụng ĐLTTHQ… để buôn lậu

Ngoài vi phạm điển hình nêu trên, theo Cục Hải quan TPHCM, một số ĐLTTHQ không sử dụng chữ ký số của ĐLTTHQ, không sử dụng mã nhân viên đại lý được Tổng cục Hải quan cấp khi làm thủ tục hải quan, các DN chủ hàng chỉ thuê các đại lý ký các giấy giới thiệu khống, biến nhân viên đại lý thành nhân viên của DN chủ hàng…

Trên thực tế, do việc thực hiện chưa đúng quy định pháp luật dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Cục Hải quan TPHCM vừa báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét xử lý đối với một ĐLTTHQ trên địa bàn TPHCM. Cụ thể, vào cuối năm 2018, ĐLTTHQ này thực hiện không đúng quy định về đại lý làm thủ tục hải quan dẫn đến việc đã để nhân viên của mình sử dụng tài khoản và chữ ký số của công ty để thực hiện mở tờ khai hải quan, khai báo gian dối một lô hàng nhập lậu. Khám xét lô hàng nhập khẩu này, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư- Cục Hải quan TPHCM phát hiện không có mặt hàng mũ bảo hiểm nhập khẩu theo khai báo hải quan trên tờ khai hải quan, hàng hóa thực tế nhập khẩu là hàng tiêu dùng các loại, như: Nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ, quần áo, túi xách…

Theo Cục Hải quan TPHCM, không chỉ có trường hợp trên, trước đó đã có một số nhân viên ĐLTTHQ bị khởi tố hình sự do lợi dụng việc chủ hàng giao chữ ký số, làm hồ sơ giả, nhập lậu hàng hóa và đã bị cơ quan Hải quan phát hiện. Từ thực tế này, Cục Hải quan TPHCM đã nhiều lần lưu ý các ĐLTTHQ không nên giao chữ ký số và tài khoản đăng nhập hệ thống VNACCS cho nhân viên ĐLTTHQ để thực hiện khai báo và truyền tờ khai hải quan. Bởi từ việc lỏng lẻo trong quản lý, cấp phát, sử dụng giấy giới thiệu, giấy ủy quyền đã tạo cơ hội cho một số đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi trục lợi, ẩn chứa nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại.

Với số lượng DN hoạt động XNK trên địa bàn TPHCM rất lớn, trên gần 50.000 DN, đây sẽ cơ hội để các ĐLTTHQ phát triển và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số ĐLTTHQ, trước thực trạng nhân viên khai thuê hải quan của một số DN hoạt động không uy tín đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ĐLTTHQ làm ăn chân chính. Điều này khiến cho các chủ hàng lo ngại khi ủy quyền cho DN đứng tên trên tờ khai hải quan. Bên cạnh đó, một số DN XNK cũng có kiểu làm ăn chụp giật, vi phạm pháp luật hải quan cũng khiến cho ĐLTTHQ bất an khi ký hợp đồng đại lý…

Để hạn chế những vi phạm phát sinh, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM và doanh nghiệp ĐLTTHQ kiến nghị, TPHCM tạo thuận lợi để nhanh chóng thành lập hiệp hội ĐLTTHQ nhằm hỗ trợ cho các đại lý hiện có phát triển và hoạt động đúng chức năng, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK. Định hướng các DN hoạt động trên địa bàn áp dụng cơ chế ĐLTTHQ theo xu hướng tất yếu của thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Để hạn chế những vi phạm phát sinh, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM và doanh nghiệp ĐLTTHQ kiến nghị, TPHCM tạo thuận lợi để nhanh chóng thành lập hiệp hội ĐLTTHQ nhằm hỗ trợ cho các đại lý hiện có phát triển và hoạt động đúng chức năng, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động XNK.

Lê Thu

Điều Kiện Hoạt Động Đại Lý Bảo Hiểm Việt Nam

Điều kiện để hoạt động kinh doanh đại lý bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay có những quy định như sau:

Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam

Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp

Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm

* Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp

Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm

* Đối với đại lý phân phối bảo hiểm thủy sản

Để được hoạt động bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Đã có tối thiểu 3 tháng liên tục hoạt động đại lý bảo hiểm

Không vi phạm các quy định pháp luật và đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm

Được đào tạo tối thiểu là 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP

* Đối với đại lý phân phối sản phẩm liên kết đầu tư

Để triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuyển chọn các đại lý bảo hiểm đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Không vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian hành nghề đại lý

Có chứng chỉ đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị theo quy định của pháp luật. Quy định này không áp dụng đối với các đại lý bảo hiểm đã đủ tiêu chuẩn và được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trước ngày Thông tư số 135/2012/TT_BTC có hiệu lực.

Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất một (01) năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục; hoặc

Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất sáu (06) tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp; hoặc

Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất sáu (06) tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Để triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuyển chọn các đại lý bảo hiểm đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 02 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Không vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian hành nghề đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm phải được đào tạo chuyên sâu về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung tối thiểu là 24 giờ và được doanh nghiệp bảo hiểm cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học mới được phép bán bảo hiểm liên kết chung;

Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sai sót do đại lý của mình gây ra làm tổn tại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp các khoản tiền mà doanh nghiệp đã trả cho bên mua bảo hiểm do lỗi của đại lý.

* Đối với đại lý phân phối sản phẩm bảo hiểm hưu trí

Để triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ sử dụng các đại lý bảo hiểm đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp

Không vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian hành nghề đại lý

Có ít nhất 06 (sáu) tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm nhân thọ liên tục hoặc 06 (sáu) tháng làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

II. Hỗ trợ pháp lý tại Việt Luật

Trong khi tìm hiểu quy định hay thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép đại lý bảo hiểm nếu có vướng mắc về mặt pháp lý liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Hotline hỗ trợ : 0965 999 345 – Kênh hỗ trợ online khác như chat website , zalo, skype, viber…

III. Văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư 135/2012/TT-BTC

Thông tư số 115/2013/TT-BTC

Quyết định số 96/207/QĐ-BTC

Pháp Luật Về Hoạt Động Đại Lý Bảo Hiểm

1. Đại lý bảo hiểm là ai? Đại lý bảo hiểm được Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt động nào?

Điều 84 Luật KDBH quy định:

Điều 85 Luật KDBH quy định:

” Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để một cá nhân hoặc tổ chức có thể hoạt động đại lý bảo hiểm?

Hoạt động đại lý là hoạt động có điều kiện. Chỉ có người đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật mới được hoạt động đại lý.

Điều 86 Luật KDBH quy định:

” 1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ tài chính chấp thuận cấp. Bộ tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm.

2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vi phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm. “

Khách hàng có thể kiểm tra tư cách đại lý bằng việc yêu cầu đại lý xuất trình hợp đồng đại lý hoặc chứng chỉ đào tạo đại lý.

3. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào để tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng?

Cán bộ của DNBH không được làm đại lý cho chính DNBH của mình. Đại lý bảo hiểm không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý. Điều 28 Nghị định 45 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 của Luật Kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm đó.

3. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.

4. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.”

Những quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và hạn chế hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp của đại lý.

4. Chế độ quản lý nhà nước về đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra giám sát, cấp phép, thu hồi giấy phép đào tạo đại lý bảo hiểm. Cơ sở được phép đào tạo đại lý bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 33 NĐ 45 quy định:

“1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường hợp tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy định tại Điều 32 Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm.

2. Hàng năm, tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khoá đào tạo đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.”

5. Điều kiện được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm như thế nào?

Chỉ có những cơ sở đào tạo đại lý có đủ điều kiện được quy định tại Luật KDBH mới được cấp phép đào tạo đại lý bảo hiểm.

“1. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 32 Nghị định này;

b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp luật và kỹ năng sư phạm;

c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.

2. Tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm, kèm theo tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hợp lệ của tổ chức đào tạo đại lý bảo hiểm, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

6. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm bắt buộc phải có những nội dung gì?

Điều 32 Nghị định 45 quy định:

“Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Kiến thức chung về bảo hiểm;

2. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;

3. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

4. Nội dung của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh;

5. Kỹ năng bán bảo hiểm;

6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm;

7. Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.”

Vì bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ vô hình. Đại lý bán bảo hiểm cần có một kiến thức nhất định mới có thể thuyết trình, giải thích, tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm.

7. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm như thế nào để đảm bảo lợi ích cho khách hàng?

Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, luật pháp nghiêm cấm đại lý bảo hiểm có những hành vi làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và cạnh tranh không lành mạnh. Mục 6 Điều 47, điểm 4 Thông tư 124/2012/TT-BTC quy định rõ các hành vi bị cấm đối với đại lý bảo hiểm như sau:

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.

d) Khuyến mại khách hàng dưới hình thức bất hợp pháp như hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không cung cấp cho khách hàng.

đ) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.

8. Trách nhiệm của DNBH và đại lý bảo hiểm khi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm?

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo sự ủy quyền của DNBH. Vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của DNBH. Tuy nhiên, sau đó DNBH sẽ có kèm theo biện pháp xử lý thích hợp với đại lý vi phạm. Điều 88 Luật KDBH quy định:

” Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. “

9. Các hành vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm sẽ được xử phạt như thế nào?

Theo điều 24 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm như sau:

1. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm hết hiệu lực.

2. Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như sau:

a) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện các công việc ngoài nội dung hoạt động đại lý theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện các công việc ngoài nội dung được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.

3. Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với cơ sở đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm như sau:

a) Đào tạo đại lý bảo hiểm chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Không tuân thủ nội dung, chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ tài chính phê chuẩn về thời gian đào tạo, cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo

c) Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng: đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 điều này

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này.

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này.

c) Buộc hủy kết quả đào tạo đại lý bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 điều này

d) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý đối với cơ sở đào tạo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

10. Đại lý bảo hiểm có được nhận hoa hồng bảo hiểm đối với các dịch vụ bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30 %) hay không?

Theo khoản 4 điều 41 thông tư số 124/2012/TT-BTC quy định:

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm thông qua các hình thức đấu thầu theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP.

Điều 23. Đối tượng đấu thầu

Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm.

Điều 24 Nghị định số 123/2011/NĐ-CP quy định:

1. Căn cứ vào dự toán về phí bảo hiểm, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định số 123/2011/NĐ-CP lựa chọn hình thức đấu thầu đáp ứng quy định tại luật đấu thầu và các quy định sau:

a) Trường hợp phí bảo hiểm dưới 3 tỷ đồng Việt Nam, các đối tượng quy định tại điều 23 Nghị định này ( chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với dự án, tài sản hoặc hoạt động của mình (trừ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới) phải thực hiện đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm) lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại luật đấu thầu. Đối với đối tượng là doanh nghiệp bảo hiểm, nếu phí bảo hiểm dưới 500 triệu đồng thì được áp dụng hình thức tự thực hiện (tự bảo hiểm).

b) Trường hợp phí bảo hiểm từ 3 tỷ đồng trở lên, các đối tượng quy định tại điều 23 nghị định này áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại luật đấu thầu.

2. Thủ tục, trình tự đấu thầu thực hiện theo quy định hiện hành.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì Đại lý bảo hiểm không được nhận hoa hồng bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu cho các dự án, tài sản mà vốn nhà nước trên 30%).