Hiệp Hội Thế Giới Các Đại Lý Lữ Hành / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Mẫu Hợp Đồng Đại Lý Lữ Hành

* Căn cứ pháp lý:

– Luật du lịch 2005

Tại khoản 1 Điều 53 Luật du lịch quy định:

“Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch”.

Như vậy công ty phải kí kết hợp tác với các đối tác có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa và bên công ty chỉ khai thác nguồn khách giúp họ là đúng với quy định của pháp luật. Hợp đồng kí kết giữa là hợp đồng đại lý du lịch (lữ hành).

Về mẫu hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật. Về hình thức, hợp đồng phải được lập thành văn bản.

– Thứ nhất, về nội dung hợp đồng đại lý lữ hành

Pháp luật quy định cụ thể về nội dung hợp đồng đại lý lữ hành tại Khoản 2 Điều 54 Luật Du lịch 2005 như sau:

Điều 54. Hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý;

c) Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

Như vậy, hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật. Cụ thể, các nội dung chủ yếu bao gồm: Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý; mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý; thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

– Thứ hai, về hình thức của hợp đồng đại lý lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý. Bên nhận đại lý có thể là cá nhân, tổ chức, song phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch. Hình thức của hợp đồng đại lý lữ hành được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 54 Luật Du lịch 2005. Theo đó, hợp đồng đại lý giữa khách hàng và công ty lữ hành phải được lập thành văn bản.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào khi soạn thảo, ký kết hợp đồng đại lý lữ hành Quý khách hàng vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể hơn.

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Nội Địa Và Đại Lý Lữ Hành Tại Việt Nam

Hoạt động dịch vụ tư vấn về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và hoạt động mở đại lý kinh doanh lữ hành sẽ được Việt Luật tư vấn tốt nhất, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành tại Việt Nam chúng tôi tư vấn tới các bạn với nội dung cụ thể như sau:

Điều kiện đối với kinh doanh lữ hành nội địa

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa

Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:

Quản lý hoạt động lữ hành

Hướng dẫn du lịch

Quảng bá, xúc tiến du lịch

Xây dựng và điều hành chương trình du lịch

Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch

Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành

Điều kiện đối với kinh doanh đại lý lữ hành

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch

Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định như trên

Văn bản quy phạm pháp luật

Những hướng dẫn về điều kiện để quý doanh nghiệp, nhà đầu tư, quý khách hàng cần đáp ứng đủ để tham gia hoạt động trong lĩnh vực này, trong trường hợp bạn cần đến sự hỗ trợ về dịch vụ thực hiện các thủ tục từ xin cấp giấy phép kinh doanh có đăng ký nghành nghề kinh doanh trên đến xin cấp giấy phép để đi vào hoạt động hãy liên hệ trực tiếp với Việt Luật để được tư vấn tốt nhất .

Về quy trình thực hiện dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh như sau

Bước 1: Tiến hành thủ tục thành lập công ty có đăng ký nghành nghề kinh doanh lữ hành nội địa và đại lý lữ hành

Bước 2: Thực hiện dịch vụ xin cấp phép hoạt động nghành nghề có điều kiện này ở các cơ quan, các bộ trực thuộc cấp phép

Bước 3: Giao toàn bộ các thông tin và giấy phép tới quý khách hàng

Bước 4: Tư vấn hỗ trợ những nội dung mà quý khách hàng gặp phải trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Như vậy Việt Luật đã tư vấn đầy đủ thông tin cụ thể. Khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể

Chi phí thực hiện: Liên hệ Hotline tư vấn : 043 997 4288/ 0965 999 345

Mã Ngành Du Lịch Lữ Hành

I/ Hướng dẫn tra cứu mã ngành du lịch chi tiết

Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch

Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch và các hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi các đại lý như điều hành tua.

Điều hành tua du lịch

– Hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tua. Các tua du lịch có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ các nội dung: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn, tham quan các điểm du lịch như bảo tàng, di tích lịch sử, di sản văn hóa, nhà hát, ca nhạc hoặc các sự kiện thể thao.

– Hoạt động hướng dẫn du lịch.

7912 – 79120

– Cung cấp dịch vụ chia sẻ thời gian nghỉ dưỡng;

– Hoạt động bán vé cho các sự kiện sân khấu, thể thao và các sự kiện vui chơi, giải trí khác;

– Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: cung cấp thông tin du lịch cho khách, hoạt động hướng dẫn du lịch;

– Hoạt động xúc tiến du lịch.

– Đại lý du lịch và điều hành tua được phân vào các nhóm 79110 (Đại lý du lịch) và nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);

– Tổ chức và điều hành các sự kiện như họp, hội nghị, họp báo được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).

799 – 7990 – 79900

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

– Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;

– Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.

Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú: – Biệt thự du lịch (tourist villa): là biệt thự thấp tầng, có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch; – Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày (tourist apartment): Là căn hộ có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn… để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

55102

II/ Thành phần hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch

Thông tin về mã ngành nghề, tên ngành nghề cần phải được ghi chính xác trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề du dịch gồm những thành phần sau:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch.

Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch của doanh nghiệp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.

Quyết định về việc thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề kinh doanh du lịch.

Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả nếu không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

III/ Trình tự nộp và nhận kết quả hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành

Sau khi soạn thảo hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành, doanh nghiệp cần tiến hành theo trình tự 3 bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian làm việc là 03 ngày kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch và lữ hành, Sở sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ bổ sung mã ngành du lịch lữ hành

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện

Giấy xác nhận thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung mã ngành nghề du lịch

Theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề kinh doanh du lịch và lữ hành thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Bước 3: Doanh nghiệp công bố đăng ký, thay đổi bổ sung mã ngành du lịch lữ hành lên cổng thông tin quốc gia

Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện công bố nội dung đăng ký kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành theo đúng quy định.

Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

IV/ Một số điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch cần lưu ý

Lĩnh vực lữ hành, du lịch là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề du lịch và lữ hành sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Điều kiện kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành nội địa:

Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký xin hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Văn hoá thể thao và du lịch nơi đăng ký trụ sở chính.

Điều kiện kinh doanh mã ngành du lịch lữ hành quốc tế:

Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.

Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình cho khách du lịch quốc tế.

Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Có tiền k‎ý quỹ tại Ngân hàng là 500 triệu đồng và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tiền ký quỹ.

* Lưu ý: Khi thành lập công ty lữ hành hay hoạt động kinh doanh mã ngành du lịch doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh du lịch sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh rồi mới được phép đi vào kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch. Tuy nhiên, để thuận tiện, doanh nghiệp nên làm hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh du lịch như sau:

Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

Nội dung các chương trình du lịch và phương án kinh doanh dịch vụ lự hành quốc tế.

Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc của người điều hành doanh nghiệp.

Tài liệu về chứng chỉ hành nghề, thẻ hướng dẫn viên.

Tài liệu xác minh vốn ký quỹ tại ngân hàng.

V/ Dịch vụ tư vấn bổ sung mã ngành du lịch lữ hành – Nam Việt Luật

Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung mã ngành du lịch lữ hành, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhanh chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi.

Công Ty Nước Ngoài Kinh Doanh Dịch Vụ Đại Lý Lữ Hành Và Điều Hành Tour Du Lịch

Hiện nay rất nhiều công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch được thành lập trên mọi miền đất nước bởi đây là một ngành nghề kinh doanh giúp những chủ nhân của công ty thu được nhiều lợi nhận. Tuy nhiên, để thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực này thì phải đáp ứng được những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư nước ngoài đến Cơ quan đăng ký đầu tư tại Việt Nam để xin cấp chứng nhận đầu tư. Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp chứng nhận đầu tư đó là:

Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;

Đề xuất dự án đầu tư tại Việt Nam;

Bản sao chứng thực/công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân (bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn hoặc thẻ căn cước) nếu như nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; bản sao chứng thực/công chứng chứng nhận thành lập hay tài liệu khác có giá trị tương đương nếu như nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức để xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức đó;

Bản sao một trong số những tài liệu của tổ chức sau đây: báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần đây nhất của nhà đầu tư là tổ chức; thư cam kết về việc công ty mẹ hỗ trợ tài chính cho công ty tại Việt Nam; thư cam kết về việc tổ chức tài chính hỗ trợ tài chính cho công ty tại Việt Nam; bảo lãnh hoặc tài liệu thuyết minh về năng lực tài chính của tổ chức.

Bản sao giấy thuê địa điểm thực hiện dự án, đề xuất về nhu cầu sử dụng đất hay những tài liệu xác nhận nhà đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư;

Giấy ủy quyền cho Nam Việt Luật thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trong vòng 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu như từ đối cấp chứng nhận đầu tư, cơ quan đăng ký sẽ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối để gửi đến nhà đầu tư.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp tại ở Kế hoạch và đầu tư

Sau khi có chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư (bộ phận một cửa) để tiến hành đăng ký thành lập công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

Đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp;

Điều lệ của công ty;

Bản danh sách các cổ đông hoặc thành viên tham gia thành lập công ty;

Bản sao chứng thực những giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hạ, chứng minh thư nhân dân hay các giấy tờ khác có giá trị tương đương của các cổ đông hoặc thành viên tham gia thành lập công ty và của người đại diện pháp luật công ty; Bản sao chứng thực chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập công ty hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý tương đương khác của tổ chức;

Văn bản ủy quyền cho dịch vụ thành lập công ty Nam Việt Luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, trong vòng từ 03 – 05 ngày làm việc, nếu như hồ sơ đăng ký của công ty đầy đủ và hợp lệ thì công ty sẽ nhận được chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi đã có chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải công khai thông tin của mình đã đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày làm việc.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu công ty

Sau đó công ty sẽ khắc dấu và đến thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu

Trước khi công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch bắt đầu đi vào hoạt động, công ty sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ đến cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền về du lịch để xin cấp phép kinh doanh dịch vụ mà công ty đăng ký.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty;

Bản sao chứng thực chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Chứng nhận ký quỹ để thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Bản sao chứng thực hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ cho người phụ trách kinh doanh của công ty;

Bản sao chứng thực các bằng cấp, chứng chỉ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật của người phụ trách kinh doanh của công ty.

Trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh cho công ty. Nếu từ chối cấp phép thì công ty sẽ nhận được văn bản có lý do từ chối.