Đại Lý Toàn Quyền Là Gì / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Uqpx.edu.vn

Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì ?

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Nhượng quyền thương mại được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao với người nhận chuyển giao. Để phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh nhượng quyền có thể nói là khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn so với các mô hình kinh doanh khác.

Điều quan trọng của phương thức kinh doanh này nằm ở 5 nhân tố được xem là chìa khóa của sự thành công:

Bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác. Xây dựng thương hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán.

Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ giá trị này vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo vệ.

Trung Nguyên là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, và có thể nói đã đạt được những thành tựu to lớn trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng va phát triển mô hình mới mẻ này. Nhưng cũng khó có thể nhận xét thành công sẽ vang dội hơn chừng nào nếu ngay từ đầu Trung Nguyên đã đầu tư vào việc bảo vệ và kiểm sóat bản sắc thương hiệu của mình một cách nghiêm ngặt và đồng bộ hơn. Khó khăn lớn nhất của hệ thống cà phê Trung Nguyên hiện nay là việc xây dựng và triển khai tinh chất “khơi nguồn sáng tạo” đến các trong hệ thống của mình đã không thật sự gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí khách hàng. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực rất lớn và tốn nhiều tiền của để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc.

KFC vào Việt Nam cũng áp dụng phương thức này và rất thành công. Các vị trí đặt các cửa hàng KFC được đặt ở những vị trí tốt nhất : KFC Hai Bà Trưng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh.

Phở 24 cũng rất kén chọn trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông khách nước ngòai. Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền. Nếu bạn có địa điểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công.

Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Những chuỗi cửa hàng như McDonald’s xây dựng những kế hoạch tiếp thị cấp Quốc Gia bên cạnh kế hoạch từng khu vực cho hệ thống hoạt động của mình Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượng quyền ở địa phương đó, và người nhượng quyền nên tận dụng lợi thế đó để củng cố thương hiệu của mình. Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương.

Thông thường việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phải xây dựng một chiến lược dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận, và nếu bạn không có kế hoạch đầy đủ thì bạn sẽ bị nuốt chửng trước khi có cơ hội thành công.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến, một phần vì khá mới mẻ và còn nhiều bất cập về luật pháp, nhưng phần khác là do vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thật sự được đánh giá cao và được chăm chút cẩn thận. Thương hiệu là tài sản quí giá nhất mà người nhượng quyền cho phép các đại lý của mình sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nhưng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các đại lý chưa quan tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển thương hiệu nhượng quyền, và người nhượng quyền cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình. Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài.

Và theo David McKinnon, CEO của Molly Maid, đã nhận xét: “Chúng ta không chỉ thực hiện hệ thống của Molly Maid, mà chúng ta còn tạo ra những nhân tố giúp cho việc phát triển hệ thống đó. Nó không phải được lập ra để trừng phạt, mà nó được lập ra để bảo vệ thương hiệu và hỗ trợ người sử dụng chúng tuân theo và phát triển hệ thống”.

Correspondent Bank Là Gì? Ngân Hàng Đại Lý Là Gì?

Correspondent bank hay còn được biết đến là ngân hàng đại lý hay ngân hàng liên lạc của một ngân hàng chính. Trụ sở của Correspondent bank thường đóng tại những điểm không có chi nhánh hay văn phòng giao dịch của ngân hàng mẹ. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chức năng và nhiện vụ chính của ngân hàng đại lý.

Correspondent bank là gì? Nó có gì khác với những ngân hàng khác?

Correspondent bank là ngân hàng nào

Correspondent bank hay còn được biết đến là ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò cho ngân hàng khác tại mội địa điểm mà ngân hàng này không có văn phòng hoặc chi nhánh hoặc không thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ do một lý do khách quan nào đó. Nó có thể được đặt trong nước hoặc đặt tại nước ngoài.

Correspondent bank được phép thực hiện các thao tác thư thanh toán qua séc, hối phiếu phát hành vào một ngân hàng khách hoặc thu nhận tiền mà họ thanh toán cho ngân hàng đó. Muốn làm điều này phải có sự thỏa thuận từ trước và khi này ngân hàng này sẽ mở tài khoản và duy trì số dư của ngân hàng kia.

Correspondent bank có gì khác với ngân hàng

Mặc dù đều được gọi là ngân hàng nhưng ngân hàng đại lý/ngân hàng liên lạc sẽ có những điểm khác biệt với ngân hàng thông thường. Cụ thể là:

– Các ngân hàng: Là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và thực hiện các hoạt động huy động, vay vốn trực tiếp hoặc gian tiếp. Ngân hàng có thể tạo ra doanh thu theo nhiều cách khác nhau bao gồm tiền lãi, các phí nghiệp vụ và tư vấn tài chính theo quy định và có sự đồng ý của pháp luật.

– Correspondent bank: Là ngân hàng đại lý/ngân hàng liên lạc hoạt động có sự ủy quyền của ngân hàng mẹ tại một ngân hàng khác mà ngân hàng đó không có chi nhánh. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đại lý chỉ là tiếp nhận tiền, đổi tiền theo những thỏa thuận đã được đặt ra từ trước.

Tại Việt Nam, khái niệm về ngân hàng đại diện dường như còn rất mới mẻ và đa phần người dân đều không biết đến sự tồn tại của các Correspondent bank. Chỉ có những người thường xuyên giao dịch tiền bạc với người ở nước ngoài và thường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới sử dụng dịch vụ của Correspondent bank.

Intermediary bank là gì

Intermediary bank hay còn gọi là ngân hàng trung gian. Đây là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền hay còn gọi được gọi là có tư cách pháp nhân.mà hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhân các khoảng tiền có lãi để thu hút vốn rồi dùng số vốn đó cho vay lại đối với nền kinh tế.

Hoạt động của Intermediary bank này đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, nhiều dịch vụ, nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay chiết khấu, kinh doanh tiền tệ. Các loại hình ngân hàng trung gian, Ngân hàng thương mại còn được gọi là ngân hàng ký thác, là hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng.

Các loại hình Intermediary bank – Ngân hàng trung gian, Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng lập ra không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chính là giúp đỡ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt trong xã hội có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.

Có nên thực hiện các giao dịch tiền bạc tại Correspondent bank không

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ, ngân hàng nhà nước hay tư nhân đều có riêng cho mình nhưng ngân hàng đại lý nhằm liên lạc với khách hàng một cách dễ dàng, bất chấp mọi khoảng cách không gian và thời gian. Chính vì thế, việc giao dịch tại các Correspondent bank được xem là an toàn và bạn có thể lựa chọn.

Một trong những dịch vụ mà bạn có thể sử dụng với những ngân hàng liên lạc chính là chuyển khoản sử dụng ngân hàng đại lý. Đó là khi thỏa thuận giữ ngân hàng gửi và ngân hàng nhận không được tiến hành thuận lợi thì ngân hàng đại lý sẽ đóng vai trò chung gian để thúc đẩy qua trình chuyển tiền diễn ra nhanh hơn.

Ví dụ nếu một ngân hàng ở Việt Nam muốn chuyển tiền cho một ngân hàng ở Mỹ nhưng không thể tiến hành bởi những điều kiện khách quan và chủ quan thì khi này bạn sẽ cần sử dụng đến Correspondent bank, nổi bật nhất vẫn là mạng lưới viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).

Tất cả các giao dịch tiền bạc của bạn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự thoải thuận và nhất trí giữa hai bên ngân hàng gửi tiền và ngân hàng nhận tiền. Khi này, ngân hàng nhận chuyển tiền sẽ chuyển khoản đến số tài khoản của ngân hàng liên lạc và khách hàng sẽ nhận tiền tại nơi này.

Theo tham khảo thì khí sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đại lý sẽ được tính từ tùy theo khoảng cách cũng như số tiền mà bạn cần chuyển. Cụ thể khoảng cách chuyển tiền càng xa và số tiền càng lớn thì mức phí sẽ cao hơn những món tiền chuyển nhỏ. Mức chi phí này có thể do ngân hàng chính chịu hoặc do khách hàng chịu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thật cảnh giác với những giao dịch tại ngân hàng liên lạc bởi trên thực tế đã xảy ra rất nhiều phi vụ lừa đảo khách hàng khi sử dụng dịch vụ của các Correspondent bank không có tiếng tăm. Và để hạn chế rủi ro trong giao dịch tiền bạc bạn sẽ cần lựa chọn cho mình những Correspondent bank uy tín.

Air Freight Forwarder Là Gì

Người giao nhận hàng không (tiếng Anh: Air Freight Forwarder) là người giao nhận, gom hàng, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Người giao nhận hàng không – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Air Freight Forwarder.

Người giao nhận hàng không là người giao nhận, gom hàng, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Người giao nhận hàng không bên cạnh việc thực hiện chức năng giao nhận hàng hóa còn đồng thời có thể là người chuyên chở hàng hóa bằng phương thức vận tải hàng không.

Người giao nhận hàng không có thể là đại lí hàng hoá hàng không của IATA hoặc không phải đại lí.

Nhiệm vụ của người giao nhận hàng không

Ngoài các dịch vụ như đại lí hàng hoá hàng không, người giao nhận hàng không còn phải cung cấp các dịch vụ sau đây:

Gom hàng

Người giao nhận gom những lô hàng nhỏ của người gửi hàng có cùng nơi đến thành những lô hàng lớn để gửi cho hãng hàng không trên một vận đơn. Đại lí của anh ta tại nơi đến sẽ nhận hàng và phân phối cho từng ngời nhận. Người này gọi là đại lí phân phối hàng lẻ (Break Bulk Agent).

Bằng việc gom hàng, người giao nhận được hưởng giá cước thấp từ hãng hàng không. Khoản tiền chênh lệch này, người giao nhận cũng dành cho người gửi hàng một phần bằng cách thu cước theo giá thấp hơn mức cước mà người gửi hàng trực tiếp gửi hàng với hãng hàng không.

Khi gom hàng, người giao nhận sẽ cấp vận đơn của riêng mình là vận đơn gom hàng (House AWB).

Dịch vụ đối với hàng xuất khẩu

+ Theo dõi quá trình vận chuyển của hàng hoá, kể cả việc chuyển tải, tiếp gửi và giao hàng tại nơi đến cuối cùng.

+ Cung cấp các lô hàng lớn cho việc thuê cả chuyến máy bay.

+ Ghi kí mã hiệu hàng hoá.

+ Xếp hàng vào container để giao cho hãng hàng không…

Dịch vụ đối với hàng nhập khẩu

+ Lo liệu việc giao hàng lẻ cho người nhận.

+ Làm thủ tục hải quan và giao hàng.

+ Cấp tiền để trả thuế nhập khẩu và hải quan.

+ Lập chứng từ để tái xuất…

Trách nhiệm của người giao nhận hàng không kể từ khi nhận hàng từ hãng hàng không đến khi giao hàng cho người nhập khẩu trong nội địa. (Theo Giáo trình Thương vụ Vận tải, NXB Giao thông Vận tải)

Khai Hoan Chu

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Dịch Vụ Đại Lý Vận Tải Là Gì

Ngày nay với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng phát triển và tăng cao, các ngành dịch vụ về vận tải cũng ra đời và phát triển manhj để có thể kịp thời đáp ứng các nguồn lực và nhu cầu của xã hội. Và dịch vụ đại lý vận tải cũng được ra đời trên cơ sở đó.

Khái niệm: Dịch vụ đại lý vận tải là dịch vụ thuộc nhóm ngành vận tải hàng hóa và người bằng các tuyến vận tải théo quy định của pháp luật,

Các dịch vụ đại lý vận tải rất đa dạng bao gồm:

– Dịch vụ đại lý tàu biển

Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ sau đây được thực hiện theo ủy thác của chủ tàu.

+ Làm thủ tục cho tầu vào/ra cảng; thu xếp tàu lai dắt, hoa tiêu, bố trí cầu bến, nơi neo đậu tàu biển để thực hiện bốc dỡ hàng hóa, đưa đón khách lên tàu;

+ Thực hiện việc thu hộ, trả hộ tiền cước, tiền bồi thường, các khoản tiền khác; thu xếp việc cung ứng cho tàu biển tại cảng;

– Dịch vụ đại lý vận tải đường biển

Nhóm này gồm:

+ Các hoạt động dịch vụ sau được thực hiện theo ủy thác của chủ hàng;

+ Các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển (kể cả hợp đồng vận tải đa phương thức);

+ Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tầu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác;

+ Làm đại lý công-te-nơ;

+ Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.

Nhóm này gồm:

+ Môi giới thuê tàu biển, máy bay, phương tiện vận tải bộ;

+ Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay; – Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;

+ Môi giới thuê tàu biển và máy bay;

Như vậy ta có thể thấy rằng dịch vụ đại lý vận tải rất đa dạng và phong phú, phạm trù cũng rất rộng. Qua bài viết này không thể liệt kê chi tiết và kỹ càng, tuy nhiên Mekong Logistic hi vọng rằng đã một phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dịch vụ đại lý vận tải.

Dịch vụ vận chuyển hàng đi Cambodia chuyên nghiệp

Các dịch vụ vận tải của Mekong Logistics:

Vận chuyển hàng đi Campuchia

Vận chuyển hàng đi Lào

Đại lý gom hàng lẻ đi Campuchia

Dịch vụ giao nhận hàng FCL và LCL trong nước và quốc tế.

Dịch vụ kho bãi và đóng gói hàng hóa.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa tận nơi (door – to – door).

Vận tải đa phương thức Sea – Air – Land kết hợp.

Xuất nhập khẩu uỷ thác.

Dịch vụ khai thuê hải quan.

Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải.

Các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Mekong Logistic là đơn vị chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế.

Là đại lý của nhiều hãng tàu và hàng không lớn, đồng thời sở hữu chành xe quy mô lớn với rất nhiều loại xe và trọng tải khác nhau, chúng tôi tự tin rằng Mekong Logistic có thể đáp ứng tất các các nhu cầu và loại hình vận tải cho khách hàng.

Ngoài ra chúng tối còn cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ kèm theo như dịch vụ hải quan, kết hợp nhiều phương án vận tải khác nhau, door to door.v.v.v.

Liên hệ để được tư vấn hỗ trợ vận chuyển hàng Việt – Cam, vận chuyển hàng công trình đi Campuchia, vận chuyển hàng Bắc Nam,…

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: [ 🇻🇳 Văn phòng Việt Nam ] CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TIẾP VẬN MEKONG 597/5B Nguyen Kiem Street, Ward 9, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam Call Center: 1900 636 944 / 028 730 99499 Hotline: 0919 877 622 / 0917 465 096 Email: info@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.mekonglogistics.vn Fanpage: www.facebook.com/MekongLogs

[ 🇰🇭 Văn phòng Campuchia ] MEKONG LOGISTICS (CAMBODIA) LTD 17B Street 384, Sangkat Toul Svay Prey 1, Khan Chamkarmon, Phnom Penh, Cambodia. Call Center: [+855] 0236 222 999 Hotline: (+855) 0977 866 999 Email: cambodia@mkg.com.vn Website: chúng tôi / www.chanhxediCampuchia.com Fanpage: www.facebook.com/VanchuyenhangdiCampuchia