Đại Lý Nhượng Quyền Là Gì / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Uqpx.edu.vn

Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì ?

Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Nhượng quyền thương mại được người Mỹ khởi xướng và định nghĩa như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao với người nhận chuyển giao. Để phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh nhượng quyền có thể nói là khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn so với các mô hình kinh doanh khác.

Điều quan trọng của phương thức kinh doanh này nằm ở 5 nhân tố được xem là chìa khóa của sự thành công:

Bản sắc thương hiệu là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác. Xây dựng thương hiệu sẽ xoay quanh phần hồn là những giá trị cốt lõi đó để tạo dựng hình ảnh và những cam kết đối với khách hàng một cách nhất quán.

Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ giá trị này vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo vệ.

Trung Nguyên là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, và có thể nói đã đạt được những thành tựu to lớn trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng va phát triển mô hình mới mẻ này. Nhưng cũng khó có thể nhận xét thành công sẽ vang dội hơn chừng nào nếu ngay từ đầu Trung Nguyên đã đầu tư vào việc bảo vệ và kiểm sóat bản sắc thương hiệu của mình một cách nghiêm ngặt và đồng bộ hơn. Khó khăn lớn nhất của hệ thống cà phê Trung Nguyên hiện nay là việc xây dựng và triển khai tinh chất “khơi nguồn sáng tạo” đến các trong hệ thống của mình đã không thật sự gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí khách hàng. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực rất lớn và tốn nhiều tiền của để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc.

KFC vào Việt Nam cũng áp dụng phương thức này và rất thành công. Các vị trí đặt các cửa hàng KFC được đặt ở những vị trí tốt nhất : KFC Hai Bà Trưng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn nhanh.

Phở 24 cũng rất kén chọn trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông khách nước ngòai. Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền. Nếu bạn có địa điểm tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công.

Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng. Những chuỗi cửa hàng như McDonald’s xây dựng những kế hoạch tiếp thị cấp Quốc Gia bên cạnh kế hoạch từng khu vực cho hệ thống hoạt động của mình Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượng quyền ở địa phương đó, và người nhượng quyền nên tận dụng lợi thế đó để củng cố thương hiệu của mình. Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng địa phương.

Thông thường việc nhượng quyền sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian chuẩn bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là bạn không phải xây dựng một chiến lược dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi thấy được lợi nhuận, và nếu bạn không có kế hoạch đầy đủ thì bạn sẽ bị nuốt chửng trước khi có cơ hội thành công.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn chưa phổ biến, một phần vì khá mới mẻ và còn nhiều bất cập về luật pháp, nhưng phần khác là do vấn đề xây dựng thương hiệu chưa thật sự được đánh giá cao và được chăm chút cẩn thận. Thương hiệu là tài sản quí giá nhất mà người nhượng quyền cho phép các đại lý của mình sử dụng, giúp họ kinh doanh và phát triển mà không phải trải qua giai đoạn xây dựng lợi thế cạnh tranh. Nhưng vấn đề chỉ mới mang tính một chiều, phần lớn các đại lý chưa quan tâm nhiều đến việc cùng hợp tác phát triển thương hiệu nhượng quyền, và người nhượng quyền cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng qui mô cho mình. Kinh doanh luôn đòi hỏi có chiến lược, và chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi hỏi có sự cam kết tham gia của cả hai bên vì những mục tiêu lâu dài.

Và theo David McKinnon, CEO của Molly Maid, đã nhận xét: “Chúng ta không chỉ thực hiện hệ thống của Molly Maid, mà chúng ta còn tạo ra những nhân tố giúp cho việc phát triển hệ thống đó. Nó không phải được lập ra để trừng phạt, mà nó được lập ra để bảo vệ thương hiệu và hỗ trợ người sử dụng chúng tuân theo và phát triển hệ thống”.

Sự Khác Biệt Của Nhượng Quyền Thương Mại (Franchise) Hay Đại Lý (Agency), Làm Đại Lý (Agent) Hay Bên Nhận Nhượng Quyền (Franchisee)?

Vì bạn không thể có nhân viên của mình trên toàn cầu, bạn sẽ cần một con đường khác để có đơn vị đại diện. Làm việc với các đại lý, nhà phân phối hoặc bên nhận nhượng quyền sẽ giúp bạn tiếp xúc rộng rãi hơn trên thị trường và đảm bảo việc phân phối các sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp cho khách hàng của mình.

Sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý

Quyền sở hữu hàng hóaĐại lý không có quyền sở hữu hàng hóa. Đại lý đại diện cho nhà cung cấp (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ) tại thị trường nước ngoài.

Các nhà phân phốiMô hình doanh thuĐại lý được trả bởi nhà cung cấp thông qua hoa hồng bán hàng. Nhà cung cấp định giá bán. Hoa hồng trên doanh số bán hàng phải đủ để khiến đại lý thú vị khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.Các nhà phân phối cộng thêm lợi nhuận trên giá, có thể cao hơn phí của đại lý. Do đó, giá cho người tiêu dùng cao hơn. Nhà sản xuất cuối cùng có thể thậm chí không biết giá bán, họ có thể chỉ biết giá mà nhà phân phối trả cho họ. Điều quan trọng là phải đặt mức giá để nhà phân phối có thể tạo ra một mức lợi nhuận hợp lý.Hoạt động trên thị trườngĐơn đặt hàng của đại lý thông qua nhà cung cấp nhưng đại lý sẽ giao hàng, xuất hóa đơn và thu tiền từ khách hàng. Đại lý sẽ tập trung vào việc bán hàng và phát triển doanh số.Các nhà phân phối chăm sóc hàng tồn kho, họ mở rộng tín dụng cho khách hàng và cung cấp nhiều dịch vụ hơn các đại lý, do đó phí của họ cao hơn mức của một đại lý.Bán sản phẩm và vấn đề rủi ro bị giảm doanh thu do bán sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm đang bán (cannibalization)Các đại lý có phạm vi sản phẩm nhỏ hơn các nhà phân phối. Một đại lý cung cấp tập trung hơn vào sản phẩm. Nhà phân phối bán nhiều sản phẩm. Trọng tâm của họ bị chia cắt nhiều hơn mua hàng và bán lại cho người tiêu dùng. Họ cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ và hậu mãi.

Bên nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền và cấp phép

Để công việc kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ, bạn không chỉ cần tìm đúng đối tác kinh doanh mà còn phải tìm ra những mô hình bán hàng hoàn hảo cho bạn và công việc kinh doanh của bạn.

Cấp giấy phép là sự cho phép hoặc quyền chính thức để làm điều gì đó, nếu không sẽ bị cấm, ví dụ như sử dụng thương hiệu, công nghệ được bảo vệ bằng sáng chế, phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu.

Nhượng quyền thương mại là hợp đồng giữa chủ sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) và một bên khác (bên nhận nhượng quyền) để sử dụng thương hiệu, nhưng cũng để có được sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ từ bên nhượng quyền. Trong khi sử dụng thương hiệu, bên nhận nhượng quyền thường có nghĩa vụ sử dụng mẫu trang trí cửa hàng, bảng hiệu và phong cách doanh nghiệp và phải trả một phần doanh thu hoặc lợi nhuận của mình cho bên nhượng quyền. Vì vậy, về cơ bản đây không chỉ là một nhà phân phối.

Có ba loại nhượng quyền thương mại khác nhau:

Nhượng quyền sản phẩm – một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể Ví dụ: Coca-Cola, Exxon, Ford Motor Company và Osim

Nhượng quyền Hệ thống – được ủy quyền để tiến hành kinh doanh theo một hệ thống do bên nhượng quyền phát triển. Ví dụ: American Idol, Hilton và UPS Store

Nhượng quyền quy trình hoặc sản xuất – người nhượng quyền cung cấp nguyên liệu hoặc bí quyết quan trọng cho quy trình sản xuất. Ví dụ: Dunkin ‘Donuts, Famous Amos, KFC, McDonalds và Starbucks Coffee

Mối quan hệ mật thiết với các đối tác bán hàng

Khi bạn đã có đối tác bán hàng triển khai hoạt động kinh doanh, không có nghĩa là bạn để họ làm tất cả công việc. Toàn bộ quá trình sẽ vẫn cần đến trao đổi và hỗ trợ liên tục.

Với đại lý bán hàng, giữ liên lạc thường xuyên. Làm họ hào hứng với sản phẩm của bạn. Giúp họ trở thành một người chơi cạnh tranh trên thị trường.

Với các nhà phân phối, hãy lưu ý về các sản phẩm phù hợp với các chính sách khác nhau. Đào tạo đội ngũ bán hàng của họ. Giúp đỡ quảng bá sản phẩm và luôn cập nhật nguồn hàng theo mùa và theo ngày.

Với bên được cấp phép, hãy đảm bảo tài liệu pháp lý hợp lệ. Cố gắng hiểu rõ hoạt động kinh doanh của bên được cấp phép.

Với Bên nhận nhượng quyền, hãy sử dụng chuyên gia tư vấn nhượng quyền để giúp phát triển gói sản phẩm. Dành đủ thời gian cho việc đào tạo và hiểu các giá trị thương hiệu của bạn

Điều rất cần thiết là bạn phải biết các đối tác mà bạn tham gia hợp tác kinh doanh và sản phẩm của bạn trải qua quá trình phân phối và bán hàng như thế nào. Biết những điều cơ bản và thuật ngữ trong việc tiến hành kinh doanh là chìa khóa.

Đại lý nhượng quyền (Franchise agency/franchising agent): trường hợp đặc biệt

Thông thường bên nhận nhượng quyền đóng vai trò là nhà phân phối: họ chủ yếu mua hàng hóa từ bên nhượng quyền, sở hữu chúng và bán chúng cho khách hàng của họ. Ngược lại, các đại lý nhượng quyền lại làm việc dưới tên riêng của họ và không sở hữu hàng hóa. Một đại lý nhượng quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền dưới thương hiệu đó.

Đại lý nhượng quyền có thể được sử dụng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần phải tuyển dụng nhân viên bán hàng. Các đại lý được trả hoa hồng trên doanh số họ thực hiện và cũng có thể cung cấp một phần dịch vụ mà họ bán cùng.

Chính Sách Nhượng Quyền Thương Hiệu Carpro

Đại lý ủy quyền CarPro

Đại lý ủy quyền CarPro (CarPro Authorized Dealer) là hệ thống trung tâm chăm sóc xe ô tô detailing ủy quyền đầu tiên tại Việt Nam về detailing. Với nhu cầu phát triển mạnh mẽ về dịch vụ chăm sóc xe ô tô detailing, các Đại lý ủy quyền của CarPro đang đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chăm sóc xe ô tô, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ sơn xe bằng giải pháp phủ ceramic công nghệ NextGen . Các lợi thế khi kinh doanh detailing của Đại lý ủy quyền CarPro:

Trung tâm dịch vụ là trung tâm dịch vụ ủy quyền chính hãng giúp tối đa hóa lợi thế so với điểm tự phát

Tiêu chuẩn chất lượng đầu ra đồng bộ

Detailer được đào tạo kỹ thuật theo đúng quy trình của hãng

Detailer được đào tạo và cấp chứng chỉ Certified Installer bởi Detailing Vietnam Academy

Hệ thống sản phẩm đồng bộ và tương thích từ giai đoạn đầu đến cuối

Sản phẩm được phân phối trực tiếp qua Nhà phân phối Detailing Vietnam

Các khu chức năng (khoang ướt, khoang khô, phòng hiệu chỉnh sơn, phòng phủ,…) được bố trí và thiết kếtheo đúng tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng

Hỏi/Đáp về Đại lý ủy quyền CarPro

Các điều kiện cơ bản để làm Đại lý ủy quyền CarPro

Các quy định cơ bản để làm Đại lý ủy quyền CarPro như sau:

1. Đối với cá nhân:

– Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, thường trú tại Việt Nam;

– Không phải là người đang có tiền án, tiền sự; không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Không phải là người lao động, viên chức quản lý làm việc tại CarPro hoặc các công ty thành viên, công ty liên kết, tập đoàn mẹ, chi nhánh của CarPro;

– Đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo quy định của pháp luật, về giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với công ty CarPro;

– Có địa điểm kinh doanh ổn định, đủ diện tích mặt bằng, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để lắp đặt các thiết bị kinh doanh detailing của CarPro;

– Có đủ tiêu chuẩn vận hành thành thạo các thiết bị và sản phẩm detailing được công ty CarPro xác nhận hoặc cấp chứng chỉ;

– Có văn bản cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của công ty CarPro khi trở thành Đại lý ủy quyền;

2. Đối với tổ chức:

– Là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

– Không phải là tổ chức kinh tế có vốn góp của vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh, chị, em nuôi của Chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, Kiểm soát viên và cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban nghiệp vụ của công ty CarPro;

– Đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với công ty CarPro;

– Có địa điểm kinh doanh ổn định, đủ diện tích mặt bằng, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để lắp đặt các thiết bị kinh doanh detailing của CarPro;

– Có đủ tiêu chuẩn vận hành thành thạo các thiết bị và sản phẩm detailing được công ty CarPro xác nhận hoặc cấp chứng chỉ;

– Có văn bản cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của công ty CarPro khi trở thành Đại lý ủy quyền.

Quy trình lựa chọn Đại lý ủy quyền CarPro

Theo quy định của CarPro Global Limited (CarPro), CarPro Vietnam LLC. (CarPro Vietnam) và Công ty TNHH Detailing Vietnam (Detailing Vietnam) thì CarPro, CarPro Vietnam và Detailing Vietnam sẽ phối hợp trong công tác lựa chọn Đại lý ủy quyền của CarPro trên lãnh thổ Việt Nam. Detailing Vietnam có trách nhiệm xem xét, quyết định để ký hợp đồng tư vấn và đào tạo; cung cấp sản phẩm và dụng cụ/thiết bị cho Đại lý. CarPro có trách nhiệm xem xét, quyết định lựa chọn Đại lý ủy quyền.

Quy trình lựa chọn Đại lý ủy quyền CarPro như sau:

1. Đối với Ứng viên Đại lý:

– Lập hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền;

– Chuẩn bị điều kiện kinh doanh và tài chính theo yêu cầu và các tiêu chí của CarPro;

– Nộp phí nhượng quyền thương mại của CarPro;

– Chuẩn bị Điểm bán hàng và phối hợp trong quá trình kiểm tra thực tế Điểm bán hàng theo quy định Đại lý ủy quyền CarPro;

– Phối hợp với Detailing Vietnam để đào tạo nhân sự vận hành hoàn chỉnh theo quy định Đại lý ủy quyền CarPro;

2. Đối với Detailing Vietnam:

– Chủ trì thực hiện thông báo công khai việc lựa chọn Đại lý uỷ quyền theo quy định của pháp luật và phê duyệt Hồ sơ yêu cầu lựa chọn Đại lý ủy quyền CarPro;

– Nhận Hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền CarPro;

– Khảo sát và Chủ trì và quyết định đánh giá tiêu chí pháp lý, tài chính của Đại lý trong Hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền CarPro;

– Đào tạo và tư vấn cho Đại lý theo quy định CarPro;

– Chủ trì ký Hợp đồng hợp tác với Đại lý về đào tạo, tư vấn và chuyển giao mô hình kinh doanh Đại lý ủy quyền CarPro.

3. Đối với Mekong Sprint:

– Đảm bảo cung cấp sản phẩm, dụng cụ/thiết bị theo yêu cầu của Detailing Vietnam cho Đại lý ủy quyền CarPro;

– Chủ trì ký Hợp đồng phân phối với Đại lý theo chính sách và điều kiện CarPro.

4. Đối với CarPro:

– Chủ trì xây dựng và quyết định: Tiêu chí thương mại, kỹ thuật của Điểm bán hàng của Đại lý (các tiêu chí phải đánh giá được theo thang điểm);

– Nhận Hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền CarPro;

– Chủ trì và quyết định đánh giá tiêu chí thương mại, kĩ thuật của Điểm bán hàng trong Hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền CarPro;

– Thống nhất kết quả đánh giá xếp hạng Hồ sơ ứng tuyển Đại lý ủy quyền CarPro;

– Chủ trì phê duyệt Danh sách Đại lý ủy quyền CarPro;

– Cấp chứng chỉ Đại lý ủy quyền CarPro;

– Cấp chứng chỉ Certified Installer theo kết quả của Detailing Vietnam.

Lợi thế của Quy trình trong Đại lý ủy quyền của CarPro

Khác với các trung tâm detailing thông thường, Đại lý ủy quyền CarPro có quy trình vận hành đặc biệt hướng đến kinh doanh dịch vụ theo phương pháp SERT với những lợi thế sau:

Quy trình đồng bộ, dễ quản lý

Phương pháp kỹ thuật đơn giản, dễ sử dụng, ít rủi ro và đảm bảo thời gian

Sản phẩm thống nhất giảm vật tư tiêu hao

Dụng cụ/thiết bị được tối ưu không phải đầu tư dàn trải

Detailer được đào tạo kỹ thuật chuẩn

Thời gian đào tạo kỹ thuật nhanh, hiệu quả

Các tiêu chí về địa điểm kinh doanh Đại lý ủy quyền của CarPro

Địa điểm kinh doanh Đại lý ủy quyền CarPro phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

Mật độ giao thông và loại hình giao thông

Khả năng tìm kiếm và tiếp cận

Yếu tố về dân cư

Yếu tố về cạnh tranh cơ bản

Mô hình detailing nào phù hợp với bạn?

CarPro cung cấp 3 mô hình kinh doanh với quy mô khác nhau đáp ứng nhu cầu của Đại lý bao gồm:

Mô hình detailing quy mô tiết kiệm

Mô hình detailing quy mô trung bình

Mô hình detailing quy mô cao cấp

Mô hình detailing quy mô tiết kiệm chủ yếu dành cho các điểm rửa xe phát triển và nâng cấp thành Đại lý ủy quyền CarPro. Mô hình này có chi phí đầu tư và cải tạo nhỏ để làm bước đệm phát triển thành Đại lý ủy quyền tiêu chuẩn.

Mô hình detailing quy mô trung bình là mô hình Đại lý ủy quyền tiêu chuẩn của CarPro với địa điểm, diện tích không gian, thiết kế và nhân sự đủ đáp ứng nhu cầu dịch vụ tại một khu vực địa lý nhất định. Đây là mô hình dành cho nhà đầu tư mới đầu tư hoặc muốn là Đại lý khu vực của CarPro.

Mô hình detailing quy mô cao cấp là mô hình Đại lý ủy quyền với đội ngũ nhân sự và trang thiết bị chuyên dụng cho các khách hàng cao cấp với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chi phí đầu tư cho các mô hình detailing như thế nào?

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh với quy mô khác nhau sẽ có mức đầu tư khác nhau. Chi tiết cụ thể mức đầu tư sẽ được Detailing Vietnam tư vấn và thiết kế đưa trên các tiêu chí của mô hình detailing và đặc trưng của địa điểm kinh doanh.

Đại lý ủy quyền CarPro được tư vấn và đào tạo như thế nào?

Tư vấn kinh doanh detailing là yếu tố then chốt khi bắt đầu mô hình Đại lý ủy quyền CarPro. Detailing Vietnam sẽ tư vấn các kiến thức cơ bản, định hướng phát triển và kinh doanh, phân bố tài chính và nhân lực cho từng giai đoạn cho Đại lý ủy quyền của CarPro.

Đào tạo kỹ thuật theo quy trình chuẩn dựa trên nền tảng kinh doanh dịch vụ giúp Đại lý ủy quyền nắm vững kiến thức và nhân sự có thể kiểm soát công việc thông qua từng giai đoạn cụ thể. Detailing Vietnam còn cung cấp các đào tạo chuyên sâu giúp tối đa hóa lợi nhuận và giảm rủi ro khi kinh doanh detailing, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường và n hanh thu hồi vốn đầu tư .

Các đối tác tài chính cho Đại lý ủy quyền của CarPro

Với lợi thế của Detailing Vietnam, hệ thống Đại lý ủy quyền của CarPro được các đối tác hàng đầu hỗ trợ nền tảng thanh toán và tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng có thu nhập cao như:

Tìm hiểu thêm về Đại lý ủy quyền CarPro

Liên hệ ngay với Randy Nguyen, CEO Detailing Vietnam

error: Please ask for our copyright!

}(jQuery));

Quyền Và Trách Nhiệm Của Nhân Viên Đại Lý Thuế Là Gì?

1. Quyền của đại lý thuế

Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý thuế có quyền như sau:

a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.

c) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.

d) Đại lý thuế được cơ quan thuế các cấp hỗ trợ:

Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử. Được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế do cơ quan thuế tổ chức.

2. Trách nhiệm của đại lý thuế

a) Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế

c) Cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.

d) Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với người nộp thuế hoặc tự thực hiện các hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì người nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

đ) Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế có đủ bằng chứng về việc đại lý thuế không thực hiện đúng trách nhiệm này, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nộp thuế thì kiến nghị Cục Thuế đình chỉ hoạt động của đại lý thuế và đại lý thuế phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

e) Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi cơ quan thuế yêu cầu bằng văn bản.

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thay đổi danh sách nhân viên đại lý thuế, đại lý thuế phải thông báo cho Cục Thuế quản lý thuế trực tiếp, bao gồm:

Danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 117.

Danh sách nhân viên đại lý thuế vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 17 Thông tư 117 hoặc thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 117.

Cục Thuế gửi thông báo của đại lý thuế về danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi qua mạng giao dịch điện tử nội bộ ngành thuế cho Tổng cục Thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đại lý thuế. Tổng cục Thuế có trách nhiệm đăng tải danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi do Cục Thuế gửi.

Correspondent Bank Là Gì? Ngân Hàng Đại Lý Là Gì?

Correspondent bank hay còn được biết đến là ngân hàng đại lý hay ngân hàng liên lạc của một ngân hàng chính. Trụ sở của Correspondent bank thường đóng tại những điểm không có chi nhánh hay văn phòng giao dịch của ngân hàng mẹ. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chức năng và nhiện vụ chính của ngân hàng đại lý.

Correspondent bank là gì? Nó có gì khác với những ngân hàng khác? Correspondent bank là ngân hàng nào

Correspondent bank hay còn được biết đến là ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò cho ngân hàng khác tại mội địa điểm mà ngân hàng này không có văn phòng hoặc chi nhánh hoặc không thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ do một lý do khách quan nào đó. Nó có thể được đặt trong nước hoặc đặt tại nước ngoài.

Correspondent bank được phép thực hiện các thao tác thư thanh toán qua séc, hối phiếu phát hành vào một ngân hàng khách hoặc thu nhận tiền mà họ thanh toán cho ngân hàng đó. Muốn làm điều này phải có sự thỏa thuận từ trước và khi này ngân hàng này sẽ mở tài khoản và duy trì số dư của ngân hàng kia.

Correspondent bank có gì khác với ngân hàng

Mặc dù đều được gọi là ngân hàng nhưng ngân hàng đại lý/ngân hàng liên lạc sẽ có những điểm khác biệt với ngân hàng thông thường. Cụ thể là:

– Các ngân hàng: Là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và thực hiện các hoạt động huy động, vay vốn trực tiếp hoặc gian tiếp. Ngân hàng có thể tạo ra doanh thu theo nhiều cách khác nhau bao gồm tiền lãi, các phí nghiệp vụ và tư vấn tài chính theo quy định và có sự đồng ý của pháp luật.

– Correspondent bank: Là ngân hàng đại lý/ngân hàng liên lạc hoạt động có sự ủy quyền của ngân hàng mẹ tại một ngân hàng khác mà ngân hàng đó không có chi nhánh. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng đại lý chỉ là tiếp nhận tiền, đổi tiền theo những thỏa thuận đã được đặt ra từ trước.

Tại Việt Nam, khái niệm về ngân hàng đại diện dường như còn rất mới mẻ và đa phần người dân đều không biết đến sự tồn tại của các Correspondent bank. Chỉ có những người thường xuyên giao dịch tiền bạc với người ở nước ngoài và thường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới sử dụng dịch vụ của Correspondent bank.

Intermediary bank là gì

Intermediary bank hay còn gọi là ngân hàng trung gian. Đây là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền hay còn gọi được gọi là có tư cách pháp nhân.mà hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhân các khoảng tiền có lãi để thu hút vốn rồi dùng số vốn đó cho vay lại đối với nền kinh tế.

Hoạt động của Intermediary bank này đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, nhiều dịch vụ, nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay chiết khấu, kinh doanh tiền tệ. Các loại hình ngân hàng trung gian, Ngân hàng thương mại còn được gọi là ngân hàng ký thác, là hình thái ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng.

Các loại hình Intermediary bank – Ngân hàng trung gian, Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng lập ra không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chính là giúp đỡ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt trong xã hội có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.

Có nên thực hiện các giao dịch tiền bạc tại Correspondent bank không

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ, ngân hàng nhà nước hay tư nhân đều có riêng cho mình nhưng ngân hàng đại lý nhằm liên lạc với khách hàng một cách dễ dàng, bất chấp mọi khoảng cách không gian và thời gian. Chính vì thế, việc giao dịch tại các Correspondent bank được xem là an toàn và bạn có thể lựa chọn.

Một trong những dịch vụ mà bạn có thể sử dụng với những ngân hàng liên lạc chính là chuyển khoản sử dụng ngân hàng đại lý. Đó là khi thỏa thuận giữ ngân hàng gửi và ngân hàng nhận không được tiến hành thuận lợi thì ngân hàng đại lý sẽ đóng vai trò chung gian để thúc đẩy qua trình chuyển tiền diễn ra nhanh hơn.

Ví dụ nếu một ngân hàng ở Việt Nam muốn chuyển tiền cho một ngân hàng ở Mỹ nhưng không thể tiến hành bởi những điều kiện khách quan và chủ quan thì khi này bạn sẽ cần sử dụng đến Correspondent bank, nổi bật nhất vẫn là mạng lưới viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT).

Tất cả các giao dịch tiền bạc của bạn sẽ chỉ được thực hiện khi có sự thoải thuận và nhất trí giữa hai bên ngân hàng gửi tiền và ngân hàng nhận tiền. Khi này, ngân hàng nhận chuyển tiền sẽ chuyển khoản đến số tài khoản của ngân hàng liên lạc và khách hàng sẽ nhận tiền tại nơi này.

Theo tham khảo thì khí sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đại lý sẽ được tính từ tùy theo khoảng cách cũng như số tiền mà bạn cần chuyển. Cụ thể khoảng cách chuyển tiền càng xa và số tiền càng lớn thì mức phí sẽ cao hơn những món tiền chuyển nhỏ. Mức chi phí này có thể do ngân hàng chính chịu hoặc do khách hàng chịu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thật cảnh giác với những giao dịch tại ngân hàng liên lạc bởi trên thực tế đã xảy ra rất nhiều phi vụ lừa đảo khách hàng khi sử dụng dịch vụ của các Correspondent bank không có tiếng tăm. Và để hạn chế rủi ro trong giao dịch tiền bạc bạn sẽ cần lựa chọn cho mình những Correspondent bank uy tín.