Bạn đang xem bài viết Đại Lý Thuế Làm Gì Cho Doanh Nghiệp? được cập nhật mới nhất trên website Uqpx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đại lý thuế là gì?
Đại lý thuế xuất hiện năm 2008 tại Việt Nam. Đây là tổ chức chuyên sâu về thuế, kê khai thuế và quyết toán thuế. Là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về thuế.
Đại lý thuế làm gì cho doanh nghiệp? Trách nhiệm của họ là gì?
Hiện nay, đại lý thuế được rất nhiều người quan tâm cũng như sử dụng dịch vụ của họ. Vậy trách nhiệm và quyền lợi của các đại lý này ra sao?
Công việc của đại lý thuế
Các đại lý thuế có những quyền sau khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp:
Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã thống nhất với người nộp thuế.
Được thực hiện các quyền của người nộp thuế và theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Nhận được hỗ trợ của cơ quan thuế như:
Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử.
Được tham dự các lớp hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nội dung, quy định, chính sách, thủ tục về thuế do cơ quan thuế tổ chức.
Trách nhiệm
Ngoài những quyền lợi mà đại lý thuế nhận được thì họ cần phải có trách nhiệm trong mỗi quyết định của mình để đảm bảo chất lượng, uy tín của mình đối với khách hàng.
Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế
Đại lý thuế phải có xác nhận kinh doanh, có tên trong danh sách được đăng tải trên kênh thông tin của Tổng cục thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế.
Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản về:
Phạm vi công việc thủ tục về thuế được doanh nghiệp ủy quyền.
Thời hạn được ủy quyền.
Trách nhiệm của các bên và nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Thủ tục, hồ sơ
Đảm bảo tiến độ
Cung cấp thông tin, hồ sơ đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế để chứng minh tính chính xác của việc kê khai, nộp, báo cáo thuế của doanh nghiệp.
Minh bạch, rõ ràng
Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để gian lận, trốn thuế.
Trong trường hợp đại lý thuế cố tình vi phạm. Ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật, đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký.
Bảo mật thông tin
Đại lý thuế phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của mình. Trong trường hợp, đại lý thuế không thực hiện đúng trách nhiệm sẽ phải chịu các hình phạt sau:
Bị Cục thuế đình chỉ hoạt động.
Phải bồi thường cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký.
Báo cáo với cơ quan thuế
Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế những nội dung sau:
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của mình khi tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khác của cơ quan thuế.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi danh sách nhân sự, địa lý thuế phải báo cho Cục thuế quản lý trực tiếp bao gồm những danh sách sau:
Danh sách nhân viên được tuyển dụng theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư 117.
Danh sách nhân viên đại lý thuế vi phạm theo quy định tại Khoản 2, điều 17, thông tư 117. Hoặc thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 117.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đại lý thuế
Thực hiện các nghiệp vụ về thuế không phải là điều dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã quyết định sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Vậy lợi ích của dịch vụ này là gì?
Giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân lực
Đây luôn là điều mà các chủ doanh nghiệp mong muốn.
Chi phí bỏ ra thuê dịch vụ chỉ bằng khoảng 1/5 chi phí thuê nhân viên cố định.
Đại lý thuế có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian mà thay vào đó sẽ tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Cập nhật chính sách
Các chính sách của nhà nước dành cho thuế thường xuyên thay đổi làm cho nhiều doannh nghiệp không kịp cập nhật. Do không hiểu rõ và không có nhiều thời gian tìm hiểu, nhiều doanh nghiệp không biết về thời gian, cách thức, nội dung cập nhật ra sao. Dẫn đến là khi hoàn thiện sổ sách làm cả tháng trời gần xong mà vẫn phải làm lại từ đâu.
Đảm bảo quyền và nghĩa vụ
Doanh nghiệp tồn tại được chỉ khi họ giữ được chữ Tín của mình. Do vậy, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho đại lý thuế để họ thực hiện sổ sách, báo cáo cho mình. Các đại lý cần có trách nhiệm như sau:
Đảm bảo kê khai đúng thời gian, đúng quy định.
Phân tích, tư vấn, tính toán phương án để đạt được lợi ích tối đa cho khách hàng.
Trong trường hợp sai sót, đại lý phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn cho dịch vụ uy tín, chuyên môn cao và đặc biệt là phải có trách nhiệm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dịch vụ làm cho chủ doanh nghiệp rất khó lựa chọn. Anh chị có thể tham khảo dịch vụ của Đại lý thuế – Công ty Cổ phần Công nghệ Đồng Hành TẠI ĐÂY.
1 ketoan là đơn vị tiên phong và duy nhất tại Việt Nam xây dựng phần mềm kế toán thuế online. Được phủ sóng khắp 63 tỉnh thành.
Đội ngũ nhân sự theo tiêu chuẩn: Chuyên nghiệp, chuyên môn cao, trách nhiệm và tận tâm.
Mục tiêu cao nhất là đem lại giá trị và sự hài lòng cho khách hàng.
1ketoan hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho quý doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo cuối năm tới. Để nhận được tư vấn và giải đáp, anh chị liên hệ theo Hotline/Zalo (24/7): 0899 516 365 để nhận được tự vấn chính xác, phù hợp nhất.
Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Là Gì?
Tìm hiểu khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ? các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp ? tài khoản quản lý chi phí ? Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp như thế nào ? và vân vân
Đối với một hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp và một trong những khoản chi phí tốn kém nhất đó chính là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vậy chi phí quản lý đoanh nghiệp là gì ? Có thể hiểu rằng đây chính là khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành hoạt động của mình trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Đây là khoản chi phí mà người quản lý và người chủ doanh nghiệp luôn phải cân đối sao cho phù hợp nhất với lợi nhuận doanh nghiệp của mình.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì ?
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương, tiền phụ cấp, các khoản lương thưởng, phạt của nhân viên trong doanh nghiệp.
Văn phòng phẩm, vật liệu, công cụ dùng trong hoạt động của công ty.
Chi phí thuê văn phòng, khấu hao nhà làm việc và một số loại tài sản của doanh nghiệp.
Các chi phí mua ngoài trong việc quản lý và hoạt động của công ty.
Các khoản thuế phải nộp : thuế môn bài, thuế VAT.
Các khoản chi phí trong hoạt động như công tác phí, tiếp đón khách hàng.
Các khoản dự phòng : dự phòng nợ thu.
Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản:
_TK 642.1: ” Chi phí nhân viên quản lý”.
_TK 642.2: ” Chi phí vật liệu quản lý”.
_TK 642.3: ” Chi phí đồ dùng văn phòng”.
_TK 642.4: ” Chi phí khấu hao TSCĐ”.
_TK 642.5: ” Thuế, phí và lệ phí”.
_TK 642.6: ” Chi phí dự phòng”.
_TK 642.7: ” Chi phí dịch vụ mua ngoài”.
_TK 642.8: ” Chi phí bằng tiền khác.
Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có các TK 334, 338.
2. Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,. . ., ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 142, 224, 331,. . .
3. Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,. . .
4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà sửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,. . ., ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
5. Thuế môn bài, tiền thuê đất,. .. phải nộp Nhà nước, ghi :
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
6. Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có các TK 111, 112,. . .
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
8. Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK các TK 111, 112, 331, 335,. . .
9. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, ch cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuê)
Có các TK 111, 112, 331, 335,. . .
10. Định kỳ, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cấp trên để cấp trên lập quỹ quản lý, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Có các TK 111, 112 (Nếu nộp tiền ngay cho cấp trên).
11. Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
12. Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
13. Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ sử dụng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp:
Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428).
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá xuất tiêu dùng nội bộ).
Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422, 6423, 6427, 6428).
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng xuất tiêu dùng nội bộ).
14.Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
15. Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (Trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá), ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
– Cuối kỳ kế toán năm, hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, đơn vị phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả về hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác:
+ Trường hợp dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
+ Trường hợp dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
16. Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
17. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kinh nghiệm tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Mọi công việc đều cần thời gian và công sức mới có thể tiến hành được một cách thuận lợi. Đối với việc tính toán chi phí trong việc quản lý doanh nghiệp bạn có thể tính toán như sau :
Lập danh sách các loại chi phí phụ thu .
Có rất nhiều loại chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động của công ty. Do đó đây là loại chi phí chỉ có thêm chứ không hề có bớt. Đây là hạng mục yêu cầu phải đóng thuế do đó bạn nên có sự kê khai cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với một doanh nghiệp bắt đầu bước vào hoạt động thì mức chi phí bỏ ra là rất lớn. Trước hết bạn cần phải tính toán được tổng quan mức chi phí phải chuẩn bị để công ty hoạt động được tối thiểu nhất từ 6 tháng cho đến 12 năm. Sau đó qua mức lợi nhuận thu lại để biết được mức chi phí phải chuẩn bị cho năm sau là bao nhiêu. Chỉ có như vậy thì mới có thể giúp công việc kinh doanh của bạn tiến hành một cách thuận lợi.
Có Được Thay Đổi Mã Số Thuế Doanh Nghiệp Không?
Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy 10 số được cấp riêng cho mỗi công ty. Khi đổi tên hoặc chuyển đổi loại hình, công ty có phải thay đổi mã số thuế doanh nghiệp không?
Mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp chính là một
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định mã số doanh nghiệp riêng và mã số thuế riêng, doanh nghiệp phải làm 1 bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời làm thêm 1 bộ hồ sơ đăng ký mã số thuế.
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp hiện hành 2014, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất.
Sự thay đổi này đã giúp tránh được hiện tượng doanh nghiệp nợ thuế nhưng vẫn có thể giải thể khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Do cơ quan đăng ký kinh doanh không thể trực tiếp kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp.
Chỉ có duy nhất một mã số thuế doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số thuế doanh nghiệp duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động (điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC).
Như vậy, mã số thuế doanh nghiệp gắn liền với mỗi doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực. Do đó không thể tự động thay đổi mã số thuế doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khi bị giải thể, phá sản, doanh nghiệp bị chia trong trường hợp chia lại doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp hợp nhất trong khi hợp nhất doanh nghiệp.
Do vậy, doanh nghiệp đổi tên hay chuyển đổi loại hình thì vẫn giữ nguyên mã số thuế được cấp ban đầu.
Hải Quan Nghệ An Cần Tạo Điều Kiện Tối Đa Cho Doanh Nghiệp
Ngày 9/1, Cục Hải quan Nghệ An tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái; đại diện các sở, ngành của tỉnh Nghệ An và toàn thể CBCC trong đơn vị.
Thừa uỷ quyền, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng các tập thể đạt thành tích trong năm 2019.
Theo báo cáo của Cục Hải quan Nghệ An, năm 2019 là năm Hải quan Nghệ An đối mặt với nhiều thách thức về công tác thu ngân sách. Mặc dù số DN và tổng lượng kim ngạch XNK tăng so với năm 2018, nhưng các mặt hàng trọng điểm thu lại giảm mạnh như: mặt hàng thép cán nguội; xăng dầu; hoạt động đầu tư cơ bản của các dự án lớn trong tỉnh đã gần hoàn tất nên lượng máy móc thiết bị NK tạo tài sản cố định giảm mạnh; lượng khoáng sản XK cũng giảm do tỉnh đóng cửa 10 mỏ khai thác trên địa bàn…
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị đã tăng cường mối quan hệ hợp tác Hải quan – DN, nắm bắt tình hình của các DN XNK, cử các đoàn công tác trực tiếp làm việc với các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, qua đó giúp DN thúc đẩy việc XNK được thuận lợi. Với các giải pháp tích cực, đến hết năm đơn vị đã thu đạt 1.706 tỷ đồng, đạt 100,4% chỉ tiêu pháp lệnh, tăng hơn 17% so với năm 2018.
Đặc biệt, trong năm 2019, đơn vị đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ khách hàng, tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật hải quan, tăng cường thu hút DN, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, duy trì kỷ luật kỷ cương trong đội ngũ, qua đó, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Dương Thái ghi nhận những kết quả đạt được của đơn vị. Tuy nhiên, để năm 2020 đơn vị đạt được những kết quả cao hơn, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái đề nghị, Hải quan Nghệ An cần tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, thực hiện tốt hải quan điện tử, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK…
Đảo Lê
Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Lý Thuế Làm Gì Cho Doanh Nghiệp? trên website Uqpx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!